Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh

Cập nhật lúc 20:14 / 19.02.2013

 Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh 1
 
Phụ nữ ở độ tuổi tứ tuần đều phải chuẩn bị tâm lý cho thời kỳ tiền mãn kinh sắp đến. Họ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi về tâm – sinh lý thường thấy trong giai đoạn này như khó ngủ, hay bị nóng trong người, dễ tăng cân, thường nổi giận, cáu gắt, và đặc biệt là chứng rối loạn kinh nguyệt.
 
Rối loạn kinh nguyệt được xem là biểu hiện thường thấy nhất ở thời kỳ tiền mãn kinh và có thể kéo dài trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh của người phụ nữ.

Sẵn sàng cho những thay đổi

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian cơ thể của người phụ nữ có nhiều biến đổi trước khi chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Kéo dài từ 2 đến 5 năm, thời kỳ tiền mãn kinh có thể bắt đầu ở độ tuổi 30 nhưng thường xuất hiện với phụ nữ 45-55 tuổi. Theo Hội sản phụ khoa Mỹ (ACOG), độ tuổi trung bình của giai đoạn tiền mãn kinh là 51. Trong thời gian này, buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, dần dần ngưng tiết hai loại hormon estrogene và progesterone. Từ đó, sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều, đồng thời gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh mỗi khác nhau, có thể là vòng kinh kéo dài hơn hoặc rút ngắn lại, huyết ra không đều, nhiều hơn hoặc ít hơn…

Thời gian tiền mãn kinh của mỗi người cũng khác nhau, có thể chỉ diễn ra dăm tháng, nhưng cũng có khả năng kéo dài đến vài năm. Chính vì thế, bất kỳ người phụ nữ nào cũng cần sẵn sàng để đối mặt với những biến đổi của cơ thể thời kỳ này, nhất là chứng rối loạn kinh nguyệt.

Chủ động đối phó bệnh

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh trong đời, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chính vì thế, bạn có thể ngăn ngừa, giảm bớt những khó chịu, đau đớn khi vòng kinh không đều như thời son trẻ bằng vài thói quen đơn giản như sau:

- Điều chỉnh lối sống

Điều chỉnh ở đây chỉ là thay đổi một vài thói quen đơn giản như ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc vận động thường xuyên để bạn có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp, tinh thần luôn cân bằng và thư thái.

Nếu bạn chưa tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày, năm ngày một tuần, thì bây giờ là khoảng thời gian tuyệt vời để bắt đầu. Không chỉ hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn chặn hoặc làm giảm các triệu chứng "khó ở" của tiền mãn kinh.

Tìm hiểu chỉ số BMI của cơ thể bạn và giữ nó ở mức độ bình thường bằng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và cân đối các chất. Thêm vào đó, bạn cần quản lý chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Thức ăn giàu canxi có trong sữa không béo, cá, tôm, cua... cũng phải có mặt trong các bữa ăn để đối phó với chứng rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, axit béo có trong dầu cá, hạt vừng, quả óc chó, đậu nành, hạt hướng dương, các loại rau quả họ đậu, các loại cá, rong biển... không chỉ tốt cho làn da và chứng mỏi khớp mà còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, làm tăng sự hưng phấn về mặt tinh thần và bổ sung năng lượng sống cho cơ thể.

- Sử dụng phương pháp thay thế

Lượng estrogene thiếu hụt trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể bổ sung bằng lượng estrogene có nguồn gốc thực vật. Các sản phẩm từ đậu nành, cải bắp, nho, cam thảo, sắn dây, mướp sẽ là những món ăn lý tưởng bởi đây là nơi chứa nội tiết tố estrogen tự nhiên khá dồi dào.

Bên cạnh đó, bạn còn có sự lựa chọn khác là sử dụng chế phẩm chứa phytoestrogen - chất tương tự estrogen có trong thực vật. Phytoestrogenic được bào chế từ các loại thảo mộc thiên nhiên, giúp kích thích sản xuất hormone estrogen.

Theo: giadinh.net.vn

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12278278