Điều mẹ bầu phải biết khi ăn hải sản
Ăn hải sản sẽ rất tốt cho phụ nữ có thai nếu các mẹ bầu tuân thủ những nguyên tắc sử dụng loại thực phẩm này.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến.
Mặc dù ăn hải sản rất tốt, tuy nhiên cũng có một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng loại thực phẩm này như sau:
1. Không ăn cá đã bị nhiễm độc
Các loại cá bị cho là nhiễm độc bao gồm cá được nuôi ở vùng nước ô nhiễm, cá có chứa nhiều thủy ngân. Một số loại cá như cá thu, cá kiếm, cá kình… có lượng thủy ngân khá cao và được khuyến cáo là không nên ăn nhiều. Với mẹ bầu càng không nên sử dụng những loại cá này vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng một số loài cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể tác động tới hệ thần kinh non yếu của bào thai và gây ra những dị tật không mong muốn. Bởi vậy, với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ dưới 30 tháng tuổi tuyệt đối không nên dùng những loại cá này.
Một số loài cá như cá ngừ, cá chạch, cá tráp, cá vây chân, cá đuối, cá chào mào (phèn), cá bacbê, cá nhám mèo, cá hồi con, cá bơn cacđin, cá nhám gai... cũng được khuyến cáo là nên hạn chế sử dụng.
Khi chọn cá, mẹ bầu nên chọn cá tươi và phải được nấu chín trước khi ăn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ăn luân phiên với các loại thủy, hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…
2. Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cua
Cua có tính hàn vá tác dụng chính của nó là giúp lưu thông máu. Tuy nhiên nếu ăn cua nhiều, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai. Chính vì vậy, phụ nữ có thai cần lưu ý tới lượng cua phù hợp để đảm bảo sức khỏe và an toàn khi ăn.
GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn cua đồng gây sẩy thai. Thực tế, cua đồng là món ăn bổ dưỡng, giàu canxi, nên tốt cho phụ nữ mang thai. Y học hiện đại đã phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
Tuy nhiên, cua tính lạnh, không nên ăn hằng ngày. Khi ăn cua cần lưu ý, chọn cua sạch, còn sống, tuyệt đối không ăn cua chết bởi chất đạm trong cua sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc, nguy hiểm. Không được uống nước cua giã để trị bệnh hoặc ăn cua chưa nấu chín dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi.
Nguồn: sưu tầm