Điều trị chóng mặt do rối loạn tiền đình

Cập nhật lúc 17:31 / 20.03.2013

Điều trị chóng mặt do rối loạn tiền đình

Để phân biệt tổn thương tiền đình Trung ương hay Ngoại biên thì người ta dựa vào triệu chứng chóng mặt và một số triệu chứng khác:

 
Đặc điểm lâm sàng                       Tiền đình Trung ương                             Tiền đình ngoại vi
1/ Chóng mặt                              
 + Thời gian                                               Thường xuyên                                    Từng đợt, đột ngột
+ Tính chất                                   Cảm giác bồng bềnh, tròng trành            Cảm giác xoay tròn hoặc đồ đạc 
                                                             (chóng mặt không hệ thống).               quay xung quanh mình
                                                                                                                                   (chóng mặt có hệ thống).
2/ Rung giật nhãn cầu                             Theo chiều dọc                              Theo chiều ngang hoặc xoay
 

3/ Các triệu chứng khác

+ Hội chứng tiểu não                                    Thường gặp                                             Không
+ Tổn thương mắt phối hợp                         Có thể liệt nhìn                                       Không
+ Ù tai, giảm thính lực                                     Hiếm                                                  Thường gặp
+ Đau đầu                                                           Có                                                          Không
4/ Tiến triển                                                   Chậm, lâu khỏi                                 Thoái lui nhanh
 
 
Chóng mặt tư thế lành tính:
Là chóng mặt ngoại vi (có hệ thống) thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 25% các trường hợp chóng mặt hay gặp ở phụ nữ tuổi trên 40. Nguyên nhân do sự di chuyển của các thạch nhĩ trong lòng ống bán khuyên của cơ quan tiền đình gây nên chóng mặt khi thay đổi tư thế của đầu. Triệu chứng thường nặng về buổi sáng và giảm dần trong ngày. Có thể có rung giật nhãn cầu, thường không có ù tai và giảm thính lực.
 
Bệnh Meniere: Xuất hiện do ứ nội bạch dịch trong các vòng bán khuyên, thường gặp ở tuổi trưởng thành cả nam và nữ. Biểu hiện lâm sàng bằng các cơn chóng mặt, nặng tai, ù tai, giảm thính lực một bên tai - thường kèm theo buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, kéo dài khoảng vài giờ. Sau khi lui bệnh thính lực có thể trở về bình thường. Nếu tái phát thính lực bên tổn thương sẽ giảm dần. Bệnh thường tái phát sau một thời gian, một số trường hợp sẽ bị cả hai bên tai.
 
Điều trị hội chứng tiền đình:
- Trước tiên phải để người bệnh ở tư thế nằm đầu thấp, cố định đầu, nơi ít ánh sáng.
- Nếu người bệnh bị nôn nhiều thì phải cho dùng thuốc chống nôn đường tiêm như: Papaverin 40mg hoặc Primperan 10mg tiêm bắp.
- Truyền dịch bù nước, điện giải (nếu có điều kiện).
- Chống chóng mặt bằng các nhóm thuốc:
+ Các thuốc nhóm kháng Histamin: Vừa có hiệu quả điều trị chứng chóng mặt vừa làm giảm triệu chứng nôn, buồn nôn. Tác dụng phụ của nhóm này có thể gây ngủ nhẹ, các thuốc thường dùng: Promethazin 25mg, Scopolamin 0,5mg, Diphenhydramin 50mg.
+ Acetyllencin: 1.000-1.500mg/ngày, có cả dạng viên và tiêm tĩnh mạch, dạng tiêm tĩnh mạch nên tiêm chậm và thường được dùng ở giai đoạn cấp tính.
+ Nhóm ức chế Calci chọn lọc mạch máu não: hay sử dụng nhất hiện nay là các biệt dược của Flumarizine viên 5mg, dùng từ 5-10mg (1-2 viên/ngày), nên uống trước khi ngủ vì cũng có tác dụng an thần nhẹ.
+ Nhóm Benzodiazepin: hay dùng là Valium, Diazepan; đây là thuốc trấn tĩnh nhẹ, có thể dùng trong trưởng hợp người bệnh quá lo lắng vì chóng mặt. Tuy nhiên khi sử dụng phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.
+ Nhóm tăng tuần hoàn tiền đình, tuần hoàn não: Nhóm này thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài. Nhóm này có nhiều nhóm nhỏ như: Betahistin: dùng từ 24-48mg/ngày chia 3 lần; Ginkgobiloba 40mg dùng 3 viên/ngày; Piracetam 1.200-2.400mg/ngày; Almitrin-raubasin 40mg dùng 2viên/ngày và còn nhiều thuốc khác.
 
 Tóm lại, khi có triệu chứng chóng mặt nhất là thời gian kéo dài, chưa rõ nguyên nhân, người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa tai, thần kinh khám để phát hiện nguyên nhân, từ đó có sự tư vấn và phương pháp điều trị hiệu quả. Không nên tự điều trị, lạm dụng thuốc.
 
BS. CKII - Nguyễn Khắc Bạt


Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12277309