Nếu chẳng may bị bệnh tiêu chảy, bạn ăn uống như thế nào để vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa không làm bệnh tiêu chảy bị xấu hơn?
Ảnh minh họa
Trước tiên, bạn uống thật nhiều nước để bù lại lượng dịch đã mất qua đường tiêu hóa. Tốt nhất là uống dịch pha chế theo cách đơn giản như sau: mỗi lít nước đun sôi để nguội pha thêm tám muỗng cà phê đường và nửa muỗng cà phê muối bọt. Uống dung dịch này từng ngụm và thường xuyên, càng nhiều càng tốt nếu có thể.
Tiêu chảy có khi do nguyên nhân cơ thể không hấp thu được lactose là loại đường tự nhiên có trong sữa. Nếu bị tiêu chảy do nguyên nhân này thì không nên dùng sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, các sản phẩm chua và lên group như sữa chua có thể dùng nếu tiêu chảy không quá nặng. Bạn có thể uống các loại sữa không chứa lactose hoặc sữa đậu nành dành cho em bé. Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào bằng bơ hoặc mỡ heo, xúc xích có thể làm tiêu chảy xấu hơn. Các loại hạt, bánh mì trắng, cà phê, nước giải khát như cola, sôcôla có chứa caffein có tác dụng kích thích làm tiêu chảy xấu hơn.
Các loại thực phẩm sinh hơi như đậu Hà Lan, đậu sấy, cải bắp, bông cải xanh… là những thực phẩm có tính kích thích; dùng nhiều chất ngọt cũng có thể gây tiêu chảy xấu hơn.
Ăn nhiều hơn những loại thực phẩm sau đây. Các thực phẩm nướng, trái cây như lê hoặc táo bỏ vỏ, yến mạch, khoai tây chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp hút bớt nước trong ruột làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Nước ép đào, lê, táo, nho tốt cho sức khỏe nói chung. Chuối, khoai tây chứa nhiều kali giúp bù lại lượng kali đã mất qua ruột. Ăn thường xuyên nếu có thể nhằm lấy lại cân nặng và dinh dưỡng đã mất. Nếu tiêu chảy không bớt bạn nên đi khám bệnh.
Theo suckhoevadoisong