Phòng ngừa bệnh mề đay

Cập nhật lúc 00:27 / 02.07.2013

 Mề đay là những ban sần đỏ nổi trên da với kích thước đa dạng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng rất ngứa, có tính chất lan và di chuyển nên gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên như sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau, các chất phụ gia có trong thực phẩm và chất bảo quản, thực phẩm gồm sữa, trứng, hải sản, yếu tố môi trường nóng lạnh bất thường, yếu tố tâm lý: stress, vết cắn, đốt của côn trùng, nấm mốc, lông súc vật…

Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường hợp mề đay mãn tính 80%-90% không tìm thấy nguyên nhân và bệnh thường liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Người có cơ địa dị ứng, mắc các bệnh nội khoa, nhiễm ký sinh trùng, bệnh gan, thận, mỡ máu, đều dễ mắc căn bệnh này. Mề đay gặp ở mọi lứa , nữ gặp nhiều hơn nam. Thường khi đã mắc bệnh mề đay thì khả năng tái phát trong thời gian ngắn là khó tránh khỏi.


Một cơ thể khỏe mạnh và chức năng của hệ miễn dịch tốt sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng và chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập. Gan là một cơ quan rất quan trọng giữ vai trò chuyển hóa và giải độc cho cơ thể. Thận giữ vai trò đào thải chất độc. Chính vì vậy, chức năng gan, thận tốt thì cơ thể mới tiếp nhận và chuyển hóa được thức ăn, đặc biệt là những loại có hàm lượng protein cao như trứng, đồ ăn hải sản.

Do vậy, muốn phòng tránh bệnh mề đay thì con người phải hạn chế tiếp xúc với các yếu tố là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần nâng cao chức năng của các cơ quan trong cơ thể để tăng sức đề kháng, chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập, ở đây chủ yếu là vai trò của gan, thận và hệ miễn dịch.

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12133291