Bệnh nấm da và biện pháp đề phòng

Cập nhật lúc 23:53 / 19.09.2013
 
Nấm da là bệnh ngoài da khá phổ biến. Bệnh khó điều trị, dễ tái phát gây khó chịu cho rất nhiều người bệnh. 
nhiem nam1

Bệnh nấm da thân là một trong nhiều thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với vùng da lành ở chính giữa. Những thể nấm da khác hay gặp bao gồm:
- Bệnh nấm da chân, tổn thương chủ yếu ở vùng da ẩm ướt giữa các ngón chân và đôi khi cả bàn chân.
- Bệnh nấm da đùi, tổn thương da ở cơ quan sinh dục, mặt trong đùi và mông.
- Bệnh nấm da đầu, thường gặp nhất ở trẻ em với những mảng ngứa, đỏ da vùng da đầu, để lại mảng trụi tóc.
 - Bệnh nấm da thân gặp ở tay, chân, thân mình và mặt. Mặc dù khó coi, nhưng nấm da thường không nguy hiểm, trừ ở người bị suy giảm miễn dịch. Điều trị thường là bôi thuốc chống nấm.
 Phương thức lây truyền bệnh nấm da
 Nấm da rất dễ lây cho các vị trí khác trên cơ thể của bản thân và cho cả người khác. Phương thức lây truyền chủ yếu là lây trực tiếp. Gồm các hình thức sau đây:
- Tiếp xúc với bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi chúng bám vào da, quần áo, khăn mặt một cách tình cờ.
 - Tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà các động vật đó bị nấm da.
 - Bệnh nấm lây từ người này qua người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm…
 Cần đến khám bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả có được, bác sĩ  sẽ tư vấn, chỉ định điều trị đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Không nên tự mua thuốc về điều trị không những bệnh không khỏi mà còn làm bệnh nặng thêm.
 Để đề phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, da luôn được thoáng mát. Bạn không nên mặc chung quần áo, không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, không dùng chung chăn, gối và không ngủ chung giường với người đang bị bệnh nấm da.
 Theo chuabenhdalieu.vn

 

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12140375