Vẩy nến da đầu và những điều cần lưu ý

Cập nhật lúc 17:56 / 27.03.2012

Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính rất khó điều trị và thường xuyên tái phát. Khi xuất hiện những dấu hiệu vẩy nến từ da đầu, bệnh nhân cần tới bác sĩ da liễu khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng hơn.

Ảnh minh họa

Chị Phạm Thị Minh Thu ở tỉnh Điện Biên bị vẩy nến ở da đầu hơn 5 năm. Dù đã dùng thuốc bôi, thuốc gội hàng ngày nhưng chị vẫn bị bong nhiều vẩy, cảm giác rát ngứa, cạy ra thấy có màu hồng ở dưới, tóc cứ rụng dần theo năm tháng… Chị rất lo lắng, xấu hổ và ngại tiếp xúc với mọi người.

Dấu hiệu đặc trưng của vẩy nến da đầu là hiện tượng tróc vẩy, bong ra như gàu, có nhiều sưng đỏ thành từng vùng ranh giới rõ ràng, dễ nhận thấy dọc theo mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Vẩy nến da đầu khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, xấu hổ, ngượng ngùng, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chuyên gia y tế khuyến cáo, khi xuất hiện những triệu chứng của vẩy nến, bệnh nhân cần tới bác sĩ để được khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Để vẩy nến không trầm trọng thêm, người bệnh cần sinh hoạt điều độ, hạn chế đồ uống kích thích như rượu, cà phê, cai thuốc lá, tránh căng thẳng thần kinh.

Về điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân như methotrexate, cyclosporine; ngoài ra, có thể dùng một số thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc bôi ngoài da như acid salicylic, vitamin D3… Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc này cần thận trọng vì có thể gây nhiều tác dụng phụ.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đã tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, cho hiệu quả bền vững, tiên phong trong số đó là Kim Miễn Khang. Sản phẩm là công thức toàn diện, phối hợp độc đáo giữa thành phần chính sói rừng - giúp chống tự miễn, hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm giải độc, kết hợp với các dược liệu quý khác như: nhũ hương, hoàng bá, nhàu, bạch thược, thổ phục linh… nên có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn vẩy nến da đầu tái phát.

Trường hợp của chị Thu, sau khi dùng nhiều loại thuốc và gặp tác dụng phụ, chị đã chuyển sang dùng Kim Miễn Khang: “Uống sản phẩm này đến hết tháng thứ 3, tôi thấy bệnh bắt đầu có chuyển biến rõ rệt, đỡ hẳn bong vẩy và da chuyển sang màu đỏ, phần da lần sần đã nhẵn. Tôi dùng đến hộp thứ 50, vẩy nến khỏi được khoảng 80-90%, da gần như không còn nốt đỏ và bong vẩy, nhẵn nhụi, chuyển sang màu nâu thâm, có chỗ đã gần như bình thường, tôi tăng 3-4 kg. Nghĩ lại, tôi thấy ngày xưa rất khổ, vẩy cứ gồ hết lên mặt da, sờ tay vào chỗ bị bệnh thấy sần sùi, xấu hổ. Nhưng giờ thì vẩy nến ở da đầu đã giảm hẳn, chỉ còn một tí chấm đỏ nữa thôi! Tóc đã mọc trở lại. Tôi thấy tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày” - chị Thu cho biết.

 

 

Bên cạnh việc duy trì sử dụng Kim Miễn Khang, bệnh nhân vẩy nến da đầu cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, đồng thời xác định tư tưởng “chung sống hòa bình” với bệnh.

 

Thu Nga (Theo Sức khỏe và đời sống- Ngày 22/12/2011)

 

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12346190