Vẩy nến có lây nhiễm?

Cập nhật lúc 18:08 / 27.03.2012

Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng, đóng vẩy trắng đục, trường hợp nặng sẽ lan rộng toàn thân. Những biểu hiện ngoài da làm bệnh nhân luôn tự ti, mặc cảm. Đặc biệt, những người xung quanh thường có tâm lý lo lắng về khả năng lây nhiễm, dù y học đã khẳng định: vẩy nến hoàn toàn không lây sang người khác.

Ảnh minh họa

Bà Nguyễn Thị Sâm ở Bắc Giang bị chẩn đoán mắc vẩy nến thể giọt với những nốt nhỏ mọc khắp cơ thể, gây ngứa ngáy, khó chịu. Vì lo sợ bệnh sẽ lây sang con cháu nên bà phải dùng riêng đồ đạc, hạn chế tiếp xúc. Lúc chán nản, bà còn có ý nghĩ muốn bỏ đi thật xa để khỏi khổ người thân…

Rất nhiều bệnh nhân vẩy nến khi được hỏi đều có chung mặc cảm và nỗi lo lắng như vậy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, vẩy nến không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan. Nguyên nhân của bệnh có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động vào chính biểu bì, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi. Ngoài ra, vẩy nến còn liên quan đến yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân khác như: stress, chấn thương, nhiễm khuẩn… cũng làm bệnh tái phát hoặc trầm trọng thêm.

Tuy không lây lan và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng vẩy nến khó điều trị vì bệnh không chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị như: dùng thuốc, quang hóa trị liệu… giúp kiểm soát triệu chứng nhưng có thể gây tác dụng phụ, dễ tái phát và biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Một trong những sản phẩm đi đầu, được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả tốt là Kim Miễn Khang. Sản phẩm này có thành phần chính là sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh… nên có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát và cải thiện các triệu chứng và biến chứng của vẩy nến mà không gây tác dụng phụ.

 

Bà Nguyễn Thị Sâm cho biết, trong giai đoạn bế tắc vì bệnh, tình cờ bà biết đến Kim Miễn Khang: “Sau hai tháng uống sản phẩm này, các nốt vẩy nến mất dần đi, hết sẹo, hết ngứa ngáy, khó chịu. Bây giờ, tôi chỉ dùng sản phẩm này mà không thấy nổi thêm nốt. Tôi ăn ngủ tốt, tinh thần lạc quan hơn”- bà chia sẻ.

Để đẩy lùi vẩy nến hiệu quả, ngoài việc duy trì sử dụng Kim Miễn Khang, bệnh nhân cần giữ tâm lý luôn thoải mái, lạc quan; đặc biệt tránh tâm lý lo lắng vì bệnh không có khả năng lây truyền sang những người xung quanh.

Uy tín của Kim Miễn Khang đã được khẳng định:

1. Hội thảo về phương pháp điều trị lupus ban đỏ, vẩy nến giới thiệu sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang tại bệnh viện Bạch Mai tháng 6/2009 với sự tham dự của PGS.TS Phạm Văn Hiển – Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Nhược Kim - Trưởng khoa YHCT Đại học Y Hà Nội và đông đảo giáo sư, bác sĩ ở nhiều bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội.

2. Nghiên cứu về hiệu quả của Kim Miễn Khang đối với bệnh lupus ban đỏ, vẩy nến đang được tiến hành tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và được rất nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

Thu Hương (Theo Phụ nữ Việt Nam - Ngày 21/11/2011)

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12425088