Làm sao nhận biết được suy nhược thần kinh?

Cập nhật lúc 11:16 / 28.07.2014

Những triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu,… là những biểu hiện cơ bản của hội chứng suy nhược thần kinh.

Suy nhược thần kinh (hay kiệt quệ thần kinh) là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, dẫn tới quá tải và suy nhược, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể. Chứng bệnh này liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm và rối loạn lo âu với các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn phiền, buồn ngủ, căng thẳng, hồi hộp, nghi mình có bệnh…

Các dấu hiệu của suy nhược thần kinh

Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh. Có thể do vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề dẫn đến mệt mỏi. Mệt mỏi bình thường chỉ cần nghỉ ngơi là có thể hồi phục nhưng mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ tạp loạn, khó đi vào giấc ngủ.

 suy nhuoc than kinh keo dai

Ảnh minh họa.

Biểu hiện rất thường gặp khác của suy nhược thần kinh là người bệnh luôn nghi ngờ mình có bệnh. Chứng nghi bệnh có thể phát sinh chính từ cảm giác mệt mỏi khó giải thích được của họ. Có thể do những cảm giác khó chịu nào đó trong cơ thể, hoặc từ những kiến thức đọc được trong sách báo y học mà lo sợ mình mắc bệnh, như khi đau đầu cho là bị khối u não, hồi hộp cho là bị bệnh tim, đầy hơi khó chịu trong dạ dày cho là bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Mặc dù đã được khám toàn diện cẩn thận cho kết quả bình thường nhưng vẫn không thể loại bỏ được hoài nghi trong đầu người bệnh. Khi đó, bệnh nhân thường cho rằng bệnh của mình rất đặc biệt, hoặc kiểm tra có thể bị nhầm, cho nên vẫn tiếp tục tìm cách chữa trị bằng những phương pháp kỹ thuật cao và tốn kém hơn với hy vọng có thể biết được mình bị bệnh gì.

Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng chủ yếu của suy nhược thần kinh. Có một số người ngủ ít, nhưng ban ngày họ vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm rất bình ổn, rất ít bực bội, tức giận. Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không nhiều và ban ngày họ thường mệt mỏi và ngủ gật. Ngồi muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được và dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Người bị suy nhược thần kinh thường không được can thiệp sớm vì khó phát hiện ra bệnh, do đó, để lại hậu quả tâm lý thêm nặng nề và gây tốn kém cho người bệnh. Bởi vậy, việc sớm phòng bệnh khi nhận thấy các dấu hiệu suy nhược thần kinh được xem là giải pháp tối ưu hơn cả. Từ xa xưa, người ta đã biết chế thuốc từ các bộ phận của cây hợp hoan. Trong Y học cổ truyền, hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) cũng được dùng để giải căng thẳng, mệt mỏi, làm tinh thần hoan hỷ và vui vẻ.

Ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, nghi bệnh, stress. Sản phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể... Vừa qua, tại Hà Nội diễn ra hội thảo về điều trị suy nhược thần kinh, trong đó các giáo sư bác sĩ đã trao đổi về phương pháp sử dụng Kim Thần Khang và sản phẩm được đánh giá rất cao trong hỗ trợ điều trị chứng bệnh này.

Để đảm bảo sức khỏe tốt cho hệ thần kinh, người bệnh bên cạnh việc sử dụng Kim Thần Khang cần duy trì cuộc sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tập luyện thể dục, thể thao và nghỉ ngơi điều độ.

Để cập nhật những thông tin về bệnh suy nhược thần kinh, xin mời truy cập trang web: www.suynhuocthankinh.vn

Nguyễn Thị Hà Anh

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12120420