Suy giảm thính lực – Căn bệnh của xã hội hiện đại

Cập nhật lúc 09:22 / 14.11.2014

Trong cuộc sống hiện đại, thính lực của con người có nguy cơ bị suy giảm do phải chịu sự tác động từ nhiều yếu tố gây hại như: ô nhiễm tiếng ồn, thói quen nghe nhạc, sự lão hóa, sử dụng một số loại thuốc độc với tai, chấn thương đầu, viêm nhiễm ở tai… Nếu không có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời, hậu quả là giảm thính lực, thậm chí điếc vĩnh viễn.

Thính giác là một trong năm giác quan của con người, giúp tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua đôi tai. Con người nghe được là do âm thanh bên ngoài tác động vào màng nhĩ, sau đó, dây thần kinh thính giác chuyển tới vỏ não để phân tích. Những âm thanh lớn tác động liên tục khiến các tế bào tại cơ quan thính giác bị tổn thương. Khi nghỉ ngơi hợp lý, những vùng tổn thương sẽ hồi phục. Ngược lại, nếu phải tiếp tục chịu những tác động âm thanh quá lớn, các tế bào sẽ tổn thương vĩnh viễn.

 

Suy giảm thính lực tác động lên cả những người trẻ.

Suy giảm thính lực là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 40% người trên 65 tuổi bị giảm thính lực do bộ phận dẫn truyền âm thanh thoái hóa hay bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não bị ảnh hưởng. Khi tuổi trên 50, các bộ phận thính giác bước vào giai đoạn lão hóa, màng nhĩ dày đục, chuỗi xương bị canxi hóa, dây thần kinh thính giác thoái hóa,… khiến quá trình suy giảm thính lực ngày một nhanh chóng. Ban đầu sẽ xuất hiện các hiện tượng như lãng tai, nghe kém. Nếu không được điều trị, người bệnh sẽ bị mất thính lực vĩnh viễn. Điều nguy hại hơn là bệnh lý này đang có dấu hiệu trẻ hóa, mà nguyên nhân chính là những thói quen sử dụng thiết bị âm thanh quá mức. Nghiên cứu ở Úc chỉ ra rằng, khoảng 40% người trưởng thành mắc một loại bệnh về thính lực và thường có thói quen xem tivi, nghe nhạc âm lượng lớn.

Theo nhiều nghiên cứu, âm thanh trên 90 decibel tác động liên tục trong một thời gian dài là nguyên nhân gây ra bệnh giảm thính lực. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị chơi nhạc di động hiện nay đều được sản xuất với âm lượng lớn hơn 120 decibel. Do đó, người nghe nên để âm lượng bằng hoặc nhỏ hơn 80 decibel sẽ đảm bảo thính lực cho tai.

Trong điều trị suy giảm thính lực, những người bị điếc đột ngột có thể dùng corticoid tiêm xuyên nhĩ. Đối với trường hợp suy giảm thính lực do lão hóa, sử dụng máy trợ thính vẫn là phương pháp phổ biến nhất đảm bảo chức năng nghe cho người bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị cần phải được thăm khám kỹ, thực hiện nhiều thử nghiệm phức tạp.

 

Để chọn lựa máy trợ thính phù hợp, người bệnh cần tiến hành đo thính lực.

Ngày nay, một giải pháp giúp tăng cường thính lực an toàn và dễ sử dụng là rất cần thiết đối với người suy giảm thính lực. Bởi vậy, tại hội thảo khoa học chủ đề “Thông tin cập nhật về giải pháp mới giúp tăng cường thính lực” ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia đã thảo luận về một sản phẩm có tên Kim Thính. Sản phẩm có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, chữa điếc tai, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Kim Thính giúp tăng cường sức khỏe cho đôi tai, rất tiện dụng và hiệu quả cho các trường hợp ù tai, suy giảm thính lực, phòng ngừa chứng lãng tai, nghe kém ở người cao tuổi; giúp bảo vệ đôi tai cho người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục… mà không gây tác dụng phụ.

Năm 2014, Kim Thính đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.

Kim Thính là sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên hàng đầu dùng cho người bị suy giảm thính lực tại Việt Nam đang có mặt tại khắp các nhà thuốc trên cả nước.

Một số điều cần biết cho bệnh nhân suy giảm thính lực:

  1. Nguyên nhân: Do tuổi cao, viêm nhiễm ở tai, tiếng ồn, sau sử dụng một số thuốc độc với thính giác (salicylat, quinine, kháng sinh nhóm aminosid), di truyền, sau chấn thương vật lý, dị vật, dị tật…
  2. Hậu quả: Khó khăn trong giao tiếp vì không nghe được; rối loạn về tâm lý, trầm cảm, cảm giác bị cô lập, tính khí thất thường; với trẻ em hậu quả còn nặng nề hơn, ảnh hưởng tới học tập và tương lai của trẻ.
  3. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, dùng thuốc: Ăn uống đủ dưỡng chất, ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin D, hạn chế rượu bia, thuốc lá; tránh chấn thương ở vùng đầu, tai; không dùng chung dụng cụ lấy ráy tai hoặc đưa vật lạ vào tai; tránh stress, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; tránh nơi có tiếng ồn lớn; tránh dùng những thuốc có nguy cơ độc với thính giác…

Bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm Kim Thính:

- Hỗ trợ điều trị:  2-4 viên/lần x 2 lần/ngày.

- Phòng ngừa: 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày.

Dùng theo từng đợt từ 3 -6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Truy cập trang web: http://suygiamthinhluc.vn/ để biết thêm thông tin.

 

 

Nguyễn Thị Hà Anh

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12132903