Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp, dẫn đến bị phá hủy. Bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn và có nguy cơ bị tàn phế. Tuy nhiên, người bệnh có thể dùng các thuốc thảo dược để làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm phá hủy sụn khớp mà hạn chế được các tác dụng phụ toàn thân.
Với tính chất dẻo dai, đàn hồi, sụn khớp che phủ các đầu xương, giúp bảo vệ, giữ khớp trơn tru, dễ dàng trong vận động, chịu được sức nén của cơ thể. Do đó, sụn khớp có chức năng như một chiếc lò xo làm giảm áp lực tác động lên mặt khớp khi vận động. Dưới tác động của một số yếu tố như: sự lão hoá của cơ thể, mang vác nặng, chấn thương,… sụn khớp ngày càng mỏng đi, trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn; khả năng đàn hồi, chịu lực của sụn khớp bị giảm sút và dễ tổn thương, dẫn tới thoái hóa khớp. Lúc này, các tổ chức xương dưới sụn khớp bị lộ ra, đầu xương cọ xát lên nhau và khớp ngày càng bị tổn thương nặng hơn.
Quá trình thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp thường gặp ở các khớp chịu lực như cột sống, khớp gối và khớp háng, trong đó, trên 70% bệnh nhân là thoái hóa khớp gối. Ở bệnh nhân thoái hóa khớp, sụn khớp bị phá hủy gây những cơn đau âm ỉ, đau tăng lên khi vận động, thay đổi tư thế, mang vác nặng, hoặc lúc mệt mỏi, căng thẳng, thay đổi thời tiết. Cơn đau diễn biến thành từng đợt, mức độ đau tăng dần. Thoái hóa khớp nếu để lâu ngày có thể dẫn đến dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp do mọc gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch. Trên phim chụp X-quang có biểu hiện hẹp khe khớp, các rìa của diện khớp thường nhọn, mọc gai ở đầu xương, đặc xương dưới sụn, rạn vỡ sụn,... Ngoài ra, có thể thấy các hốc nhỏ ở đầu xương, dẫn đến mất khả năng đi đứng bình thường, thậm chí là tàn phế.
BSCKII Cầm Thị Hương – Phó giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Sơn La - người đã thực hiện nghiên cứu về phương pháp điều trị thoái hóa khớp cho biết, mục đích của điều trị thoái hóa khớp là giảm đau, bảo vệ chức năng vận động của khớp. Bệnh nhân có thể được áp dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc (chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau). Nếu các biện pháp này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một số thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau hoặc thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như: loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…
Ảnh minh họa.
Trước thực tế đó, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn hiện nay là sử dụng các thuốc đắp ngoài có nguồn gốc thảo dược, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ toàn thân, trong đó Cốt Thống Linh là loại thuốc tiêu biểu cho xu hướng này. Cốt Thống Linh có thành phần chính là cây ô đầu (Vân Nam, Trung Quốc) với tác dụng giảm đau, chống viêm kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: huyết kiệt, nhũ hương, băng phiến,… giúp lưu thông máu, giãn mao mạch, giảm sưng, chống viêm, giảm đau thấm sâu, cải thiện vận động, điều trị thoái hóa khớp hiệu quả.
Để bảo vệ sụn khớp và điều trị thoái hoá khớp hiệu quả, bên cạnh việc duy trì dùng Cốt Thống Linh, người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, kiểm soát trọng lượng cơ thể, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, không mang vác nặng, hạn chế đứng quá lâu,…
Hiệu quả của Cốt Thống Linh đối với bệnh thoái hóa khớp đã được khẳng định: 1. Nghiên cứu khoa học tại bệnh viện Bạch Mai hoàn thành năm 2008 do BSCKII Cầm Thị Hương thực hiện trên bệnh nhân bị thoái hóa khớp đã cho thấy, nhóm sử dụng Cốt Thống Linh có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh và bền vững hơn nhóm dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid. 2. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thống Linh trong điều trị thoái hóa khớp tại bệnh viện Xanh-Pôn hoàn thành năm 2009 do BS Trần Thanh Luận thực hiện đã cho thấy, nhóm dùng Cốt Thống Linh có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh, cải thiện vận động khớp tốt hơn nhóm đối chứng. 3. Năm 2014, Cốt Thống Linh đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn. |
Kiều Mi
Truy cập trang web: http://thoaihoakhopgoi.vnđể biết thêm thông tin.