Nếu như thoái hóa xương khớp ở người cao tuổi là một quá trình tự nhiên và được quan tâm điều trị thì đối tượng trẻ tuổi lại thường bị bỏ qua. Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều trường hợp trong độ tuổi lao động bị thoái hóa khớp háng do những thói quen có hại và ảnh hưởng từ một số bệnh lý mạn tính khác.
Thoái hóa khớp háng ở người trẻ
Thoái hóa khớp thường gặp ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối… và thoái hóa khớp háng là loại hay gặp ở người trẻ trước 40 tuổi. Thoái hóa khớp háng được chia làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Trong đó, thoái hóa khớp háng nguyên phát chiếm khoảng 50%, hay gặp ở những người trên 60 tuổi. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng thứ phát ở người trẻ tuổi thường do cấu tạo bất thường của khớp háng và chi dưới như: trật khớp háng bẩm sinh; hoặc do di chứng của các bệnh khớp háng như: chấn thương, vi chấn thương, các bệnh máu, đái tháo đường, béo phì,…
Hình ảnh khớp háng bị thoái hóa.
Thoái hóa khớp háng gây đau từ từ hoặc tăng dần, đau ở vùng bẹn - lan xuống trước đùi, đau ở vùng trên mông - lan xuống mặt sau đùi. Đau tăng khi đứng, đi lại nhiều, thay đổi tư thế, thay đổi thời tiết, đau giảm lúc nghỉ ngơi. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân khó thực hiện một số động tác như: ngồi xổm, lên xe đạp, lên cầu thang, ngồi kiểu cưỡi ngựa,… Đến giai đoạn sau, mức độ đau tăng dần, bệnh nhân đi lại khó khăn và có thể phải chống gậy. Thoái hóa khớp háng có thể gây teo cơ ở mông và đùi, hẹp khe khớp, mọc gai xương, biến dạng khớp,…
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn thoái hóa khớp, mà chỉ dừng lại ở giảm triệu chứng và cải thiện chức năng vận động. Trong điều trị nội khoa, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc nhằm tăng cường lưu lượng máu nuôi chỏm xương đùi để hạn chế quá trình thoái hóa khớp háng. Can thiệp ngoại khoa, thậm chí phải thay khớp háng nhân tạo được áp dụng khi các biện pháp nội khoa không còn hiệu quả. Tuy nhiên, khớp háng nhân tạo chỉ có một tuổi thọ nhất định (thường từ 10-15 năm, nếu khớp hư sẽ phải thay lại) nên chi phí khá tốn kém.
Thoái hóa khớp háng làm hạn chế vận động.
Trước thực tế đó, việc sử dụng các thuốc đắp ngoài da nguồn gốc thiên nhiên đang được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn do có hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ toàn thân. Tiên phong trong số đó và được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học uy tín là thuốc đắp ngoài Cốt Thống Linh. Với thành phần chính là cây ô đầu (Vân Nam, Trung Quốc) có tác dụng giảm đau, chống viêm kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: huyết kiệt, nhũ hương, băng phiến,… Cốt Thống Linh giúp lưu thông máu, giãn mao mạch, giảm sưng, chống viêm, giảm đau thấm sâu, cải thiện vận động, rất thích hợp để điều trị thoái hóa khớp, nhất là thoái hóa khớp háng ở người trẻ tuổi.
Theo các chuyên gia, khi bắt đầu có cảm giác khó chịu lúc vận động, mỏi ở khớp háng, bệnh nhân cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Ngoài việc sử dụng Cốt Thống Linh, người bệnh nên tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời duy trì tập luyện một số động tác thể dục nhẹ nhàng.