Điều trị vảy nến: Chỉ bôi thôi chưa đủ

Cập nhật lúc 13:40 / 02.07.2015

Bệnh vảy nến hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để, khiến người bệnh rất lo lắng và sinh ra tâm lí tự ti. Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng các loại thuốc bôi như axit salicylic, thuốc mỡ chứa corticoid, quang hóa trị liệu,…Các phương pháp này thường gây một số tác dụng phụ và cần được sự theo dõi của bác sĩ vì nếu dùng không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn.

Một xu hướng mới trong việc điều trị vảy nến được các bác sĩ sử dụng hiện nay là kết hợp cả thuốc uống và bôi, đây là giải pháp bền vững, lâu dài, giúp người bệnh ngăn ngừa và hạn chế vẩy nến tái phát.

Vảy nến

Điều trị vảy nến cần kết hợp cả uống và bôi

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh vảy nến

Vẩy nến là bệnh tự miễn điển hình với các tổn thương ngoài da, không lây lan và nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vẩy nến như: Rối loạn hệ miễn dịch, di truyền, nhiễm độc, nhiễm trùng,…ngoài ra, căng thẳng tâm lí cũng là một yếu tố gây tác động không nhỏ đến sự khởi phát, tái phát hay làm mức độ bệnh trầm trọng thêm.

Triệu chứng thường gặp là các biểu hiện trên da như các mảng đỏ, có vẩy trắng, dễ bị bong ra khi gãi, cạo nhẹ. Vị trí thường ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và các vùng da có nếp gấp. Trong trường hợp nhẹ, vị trí có vảy nến thường ngứa, làm người bệnh khó chịu, dẫn tới tâm lý ngại giao tiếp... Nặng hơn có thể xuất hiện mủ, đỏ da toàn thân, sốt cao, mệt mỏi,…

Kết hợp uống và bôi trong điều trị vảy nến

Cho tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để vẩy nến mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng của bệnh. Để phòng ngừa tái phát, bệnh nhân ngoài tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cũng nên sử dụng nhiều phương pháp như vật lí trị liệu, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt cần phải kết hợp uống và bôi mới có hiệu quả.

Các giải pháp vật lí trị liệu như tắm nước nóng sau đó bôi kem dưỡng ẩm, massage bằng tinh dầu, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây tổn thương da như ánh nắng mặt trời, hóa chất, bia, rượu,…

Có nhiều loại thuốc hay được dùng trong điều trị vảy nến như asen, bismuth, DDS, kháng sinh, corticoid, cyclosporin, interferon,…hoặc kết hợp với thuốc bạt sừng như salicylic,…nhưng chúng rất dễ tái phát khi dùng thuốc và khi dùng lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan, thận, hệ tạo máu,…Để khắc phục điều đó, một xu hướng mới trong điều trị vẩy nến đang được áp dụng rất hiệu quả là kết hợp thuốc bôi ngoài và thuốc uống có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Kết hợp uống và bôi có thể tác dụng lên cả nguyên nhân và triệu chứng của vẩy nến, đem lại hiệu quả bền vững trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mà lại an toàn khi sử dụng.

Hai loại sản phẩm nổi bật hay được sử dụng kết hợp trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiện nay là kem bôi từ dược liệu Explaq và sản phẩm uống là Kim Miễn Khang.

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… những loại thảo dược quý được sử dụng lâu đời có tác dụng chống viêm, cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể,  giảm ngứa ngáy, bong vẩy và chỉ tác động đặc hiệu tới các tế bào miễn dịch bất thường. Sản phẩm này được nghiên cứu tại bệnh viện Da liễu trung ương và cho kết quả tốt trong hỗ trợ điều trị vảy nến.

Năm 2014, Kim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

 Truy cập trang web http://vaynen.vn để biết thêm thông tin.

Nguyễn Thị Thu Hường MKT1

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12129749