Theo một công bố của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Mỹ, việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất như dung môi hữu cơ và kim loại nặng có thể làm gia tăng nguy cơ bị mất thính lực.
Hóa chất làm tăng nguy cơ bị mất thính lực như thế nào?
Một nghiên cứu đã được tiến hành bởi các nhà khoa học từ Đại học Gachon và Viện Nghiên cứu sức khỏe và an toàn lao động tại Incheon, Hàn Quốc cho thấy, việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất gây độc cho thính giác có thể làm tăng nguy cơ mất thính lực.
Để đánh giá mối liên hệ giữa việc thường xuyên tiếp xúc hóa chất và tình trạng nghe kém, nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra trên 30.000 lao động tại Hàn Quốc đến từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Tiếp xúc với hóa chất làm gia tăng nguy cơ bị mất thính lực
Nghiên cứu xem xét dựa trên 3 khía cạnh của đối tượng là: tiếng ồn nghề nghiệp, tiếp xúc với kim loại nặng, các dung môi hữu cơ và tình trạng sức khỏe cụ thể của cá nhân. Trong đó, tiếp xúc với tiếng ồn tại nơi làm việc dựa trên thời gian trung bình là 8 giờ/ngày. Tiếp xúc với dung môi hữu cơ như toluene, isopropyl alcohol hoặc xylene. Tiếp xúc với kim loại nặng được xem xét với các kim loại như chì, cadmium, thủy ngân, crôm và mangan. Kết quả kiểm tra thính lực được xác định dựa vào phương pháp đo sức nghe bằng đơn âm tại ngưỡng, giúp tìm ngưỡng nghe – mức cường độ tối thiểu nghe được âm đơn ở từng tần số, từ đó lập biểu đồ sức nghe (hay thính lực đồ) của từng người.
Nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ rõ ràng giữa những người tiếp xúc với hóa chất thường xuyên và tình trạng nghe kém. Cụ thể, người làm nghề tiếp xúc với tiếng ồn tiềm ẩn nguy cơ mất thính giác cao gấp 1,64 lần so với những người không tiếp xúc với tiếng ồn. Còn những trường hợp phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn và các dung môi hữu cơ hoặc kim loại nặng thì nguy cơ mất thính lực tăng gấp 2,15 lần.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này chứng minh rằng, tiếp xúc cùng một lúc với kim loại nặng và các dung môi hữu cơ sẽ làm tăng nguy cơ mất thính lực ở những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn. Hay nói cách khác, công nhân ngành công nghiệp thường tiếp xúc với hóa chất có nguy cơ cao bị mất thính lực.
Tại Việt Nam: Dự phòng mất thính lực bằng sản phẩm thảo dược
Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy một thực trạng: mất thính lực không còn là câu chuyện riêng của những người lao động Hàn Quốc mà là vấn đề chung của hàng triệu công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp liên quan đến hóa chất. Nếu để thực trạng này kéo dài, cuộc sống của họ sẽ bị đe dọa, kéo theo những hệ lụy nguy hiểm khác.
Dự phòng thính lực từ các vị thuốc thảo dược xung quanh chúng ta
Trước tình hình đó, giới chuyên gia Việt Nam đã nhanh nhạy lựa chọn và sử dụng nhiều vị thuốc thảo dược quý, mà từ lâu ông cha ta vẫn thường dùng chữa trị các bệnh về tai để tạo thành các sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu trong đó là sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay kết hợp cùng vảy ốc, đan sâm, câu kỷ tử, thục địa, bổ cốt toái… có tác dụng tốt trong phòng ngừa mất thính lực, tăng cường sức nghe ở những người có nguy cơ suy giảm thính lực, nhất là đối tượng hay phải tiếp xúc với tiếng ồn, hóa chất. Đồng thời, sản phẩm giúp cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho tế bào thần kinh tai, hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng ù tai, đau tai và các bệnh về tai khác.
Để phòng ngừa mất thính lực, ngoài hạn chế tối đa tiếp xúc với tiếng ồn, hóa chất thì việc sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây cối xay cũng được xem là cách đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện.