Một nghiên cứu mới tại Vương quốc Anh cho thấy, bệnh vẩy nến không chỉ dừng lại ở việc gây ra những tổn thương ngoài da, khiến làn da bong tróc, xấu xí mà còn tăng tình trạng viêm của các mạch máu, hoặc gây ra viêm mạch.
Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và viêm mạch máu
Các nhà nghiên cứu Anh khẳng định, có sự liên quan giữa mức độ nặng của bệnh vẩy nến với việc gia tăng tình trạng viêm mạch máu. Tác giả chính của nghiên cứu này là Tiến sĩ Nehal N. Mehta, làm việc tại Viện Y tế Quốc gia Anh và các đồng nghiệp đã công bố những phát hiện của họ trên một tạp chí của Anh chuyên về xơ cứng động mạch, mạch máu. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng, những người bị vẩy nến có nguy cơ cao mắc bệnh tim, cũng như tăng nguy cơ tử vong vì bệnh này.
Người bị vẩy nến có nguy cơ cao mắc bệnh tim
Trong nghiên cứu này, Tiến sĩ Mehta và đồng nghiệp đặt ra mục tiêu điều tra xem liệu bệnh vẩy nến có liên quan với viêm mạch - một tình trạng mà trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các mạch máu và gây viêm mạch. Viêm các mạch máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng như động mạch giãn nở bất thường và xuất hiện cục máu đông, có thể gây cản trở lưu lượng máu đến tim, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Trong nghiên cứu, các tác giả đã khảo sát ở 2 nhóm: 1 nhóm là 60 người trưởng thành bị vẩy nến (độ tuổi trung bình 47) và nhóm còn lại là 20 người không bị vẩy nến (độ tuổi trung bình 41). Cả 2 nhóm đều có nguy cơ thấp đối với bệnh tim mạch. Một bác sĩ da liễu sẽ đánh giá mức độ bệnh vẩy nến của các thành viên, từ nhẹ (ít hơn 3% bề mặt da bị ảnh hưởng) đến nặng (ít nhất 10% bề mặt da bị ảnh hưởng). Viêm mạch máu được xác định thông qua một máy quét hạt nhân.
Kết quả cho thấy, nhóm người bị bệnh vẩy nến mức độ nặng có tỷ lệ mắc các bệnh về mạch máu, viêm mạch cao hơn 51% so với những người khác. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy, nhóm bị vẩy nến nặng hơn thì các mạch máu của họ cũng viêm nhiều hơn. “Nói cách khác, những gì chúng ta thấy ở bên ngoài được phản ánh vào bên trong” – Tiến sĩ Mehta nói.
Các nhà nghiên cứu nói rằng, phát hiện của họ đã củng cố thêm cho giả thuyết về bệnh vẩy nến và viêm mạch có cùng một cơ chế là liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Việc điều trị bệnh vẩy nến nên tiến hành như thế nào cho an toàn?
Phát hiện của các nhà khoa học Anh đã cung cấp thêm cho chúng ta kiến thức về bệnh vẩy nến. Từ đó có thể tạo nền tảng giúp các chuyên gia nghiên cứu ra phương pháp điều trị tốt hơn cho căn bệnh này.
Các phương pháp điều trị vẩy nến vẫn đang được nghiên cứu
Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng không ngừng nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tốt nhất trong điều trị bệnh vẩy nến. Họ đã phối hợp thành công phương pháp chữa bệnh dân gian bằng thảo dược với công nghệ bào chế hiện đại để tạo ra sản phẩm viên uống, giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả. Phương pháp này có ưu điểm là các thành phần của viên uống hoàn toàn từ thảo dược, an toàn khi sử dụng. Trong đó, được ứng dụng nhiều để hỗ trợ điều trị vẩy nến là cây sói rừng (giúp chống tự miễn) – thành phần chính trong một loại thực phẩm chức năng dạng viên uống. Sản phẩm này còn có sự kết hợp của các thảo dược khác như bạch thược, nhũ hương, hoàng bá… giúp điều hòa miễn dịch (nguyên nhân cơ bản gây vẩy nến như nhận định của các nhà khoa học Anh trong nghiên cứu trên), giảm viêm ngứa, loại bỏ sạch vẩy và ngăn ngừa bệnh vẩy nến tái phát.
Những người mắc bệnh vẩy nến, đặc biệt là trường hợp nặng nên được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa với các nguy cơ về tim mạch. Đồng thời, người bệnh cũng nên duy trì một lối sống tích cực, tránh hút thuốc, tuân theo chế độ ăn uống cân bằng và sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng để cải thiện tình trạng vẩy nến hiệu quả.