Bạn đã bao giờ thức dậy mà đột nhiên không thể phát âm thành tiếng chưa? Tôi chắc rằng nhiều bạn đã trải qua tình trạng này. Đây là triệu chứng của bệnh viêm thanh quản, với biểu hiện khản tiếng, đau họng, đôi khi có thể kèm theo sốt và khó chịu ở cổ họng, gây khó khăn trong giao tiếp. Vậy phải làm sao để khắc phục viêm thanh quản đơn giản nhất? Hãy cùng tham khảo 10 gợi ý dưới đây.
Điều trị viêm thanh quản với 10 gợi ý
- 1. Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày có thể khôi phục lại giọng nói và giảm tình trạng đau họng của bạn nhanh hơn tưởng tượng. Tốt nhất, bạn nên dùng loại nước muối sinh lý 0,9% đóng chai hợp vệ sinh, để đạt hiệu quả cao. Muối được xem như là một tác nhân kháng khuẩn, chữa bệnh hiệu quả, giúp loại bỏ tất cả các vi trùng ở cổ họng và làm dịu cơn đau họng.
- 2. Giấm
Giống như nước muối, dung dịch nước và giấm cũng có tác dụng chữa viêm thanh quản rất tốt. Bạn hãy trộn nước và giấm theo tỉ lệ 1:1, súc miệng bằng dung dịch này 4-5 lần một ngày để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Giấm cũng là một yếu tố kháng khuẩn tuyệt vời giúp loại bỏ các loại vi khuẩn và nấm ở dây thanh (nếu có).
- 3. Trà gừng
Trà gừng giúp giảm đau rát họng, đẩy lùi viêm thanh quản
Gừng là nguyên liệu giúp giảm đau, giảm viêm, làm ấm họng; giảm các cơn ho và cảm lạnh – những tác nhân gây nhiễm trùng ở thanh quản. Bạn hãy nhai một miếng gừng tươi và ngậm vài phút trước khi nuốt. Ngoài ra, bạn hãy làm trà gừng và uống khi nó vẫn còn nóng, việc này sẽ làm cổ họng của bạn dễ chịu hơn nhiều.
- 4. Nước súc miệng
Các loại nước súc miệng đều có chất kháng khuẩn, do đó, bạn có thể sử dụng để loại bỏ vi khuẩn, virus trong miệng và cổ họng, giúp cổ họng bớt đau rát, thoải mái hơn.
- 5. Củ tỏi
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, do vậy nó được sử dụng để trị bệnh viêm thanh quản. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn 2-3 tép tỏi đập dập hoặc cho thêm nhiều tỏi vào các món ăn, sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm họng, viêm thanh quản.
- 6. Giữ gìn giọng nói
Khi bạn bị viêm thanh quản, việc sử dụng giọng nói quá mức có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Nếu bạn nghỉ ngơi đầy đủ, giữ gìn giọng nói tốt, viêm thanh quản có thể sẽ giảm dần sau vài ngày mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nếu bạn làm những nghề cần dùng nhiều đến giọng nói, hãy dành thời gian để dây thanh quản được nghỉ ngơi, tránh tình trạng thanh quản bị nhiễm trùng và viêm gây khản tiếng, mất tiếng, ảnh hưởng tới công việc của mình.
- Tạo độ ẩm trong không khí
Thời tiết hanh khô có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm thanh quản, đây cũng là lý do rất quan trọng để bạn tránh xa bầu không khí khô. Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho bầu không khí luôn ẩm. Nếu bạn không có máy tạo độ ẩm, hãy để một bát nước trong phòng của bạn.
- 8. Uống nhiều nước
Tình trạng viêm, đau ở cổ họng của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn khi niêm mạc họng, thanh quản bị khô. Vì vậy, điều quan trọng là luôn giữ ẩm cho cổ họng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, giúp tình trạng viêm họng, viêm thanh quản được phục hồi nhanh hơn. Hãy uống nước thường xuyên, bất cứ khi nào bạn cảm thấy cổ họng bị khô. Ngoài ra, thay vì nước lọc, bạn cũng có thể uống nước ép trái cây tươi, các loại trà thảo dược. Mật ong cũng là một chất dưỡng ẩm tự nhiên giúp cổ họng được ẩm ướt, thêm một vài giọt mật ong cùng với trà thảo dược hoặc nước để đạt hiệu quả tốt hơn.
- 9. Chanh
Uống nước chanh không những có tác dụng làm ẩm cổ họng mà còn giúp sản xuất nước bọt và tiêu diệt vi trùng, do chanh có tính axit. Cách tốt nhất là ngậm chanh cùng với một chút muối rồi nuốt. Chanh trộn cùng với mật ong nhằm cải thiện triệt để các triệu chứng đau họng, khản tiếng.
- 10. Sản phẩm thảo dược thiên nhiên
Bên cạnh 9 biện pháp trên, hiện nay, các chuyên gia y tế tại Việt Nam đã tận dụng triệt để nguồn thảo dược dồi dào, sẵn có trong tự nhiên để bào chế thành công một loại thực phẩm chức năng dạng viên nén tiện dụng và tiết kiệm chi phí. Sản phẩm này có thành phần chính là cây rẻ quạt, kết hợp cùng với một số thảo dược khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… có tác dụng ngăn ngừa, giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như: viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng; hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, làm trong sáng giọng nói.
Để phòng ngừa những ảnh hưởng xấu của bệnh viêm thanh quản, mỗi người cần chủ động bảo vệ giọng nói của mình, nên đi khám ngay khi có vấn đề về họng. Nếu không may mắc bệnh, bạn hãy thử áp dụng 10 gợi ý đơn giản trên nhé, hiệu quả lắm đấy!