Tỷ lệ điều trị suy thận đang tăng vọt trên toàn thế giới

Cập nhật lúc 10:00 / 29.10.2016

Trong vòng hai thập kỷ vừa qua, trên toàn thế giới đã gia tăng 165% ca lọc máu đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Đây là con số đáng báo động đến tình trạng sức khỏe của mỗi người và cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận ngày càng tăng lên.

Bệnh suy thận ngày càng gia tăng trên thế giới

Theo nghiên cứu, tỷ lệ điều trị bằng phương pháp lọc máu cho bệnh nhân suy thận đang gia tăng nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng dân số ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những phát hiện này đã được trình bày ở Hội nghị do Hội Thận học Mỹ tổ chức từ ngày 5-10 tháng 11 năm 2013 tại Trung tâm Hội nghị Thế giới Georgia, Atlanta, Hoa Kỳ nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm bệnh thận.

Hiện nay, tỷ lệ các bệnh mạn tính trên toàn cầu đang tăng lên rất nhanh, báo trước hệ quả là bệnh suy thận hoặc suy thận giai đoạn cuối (ESRD) cũng tăng theo. Những sự thay đổi này đã trở thành gánh nặng toàn cầu vì phương pháp điều trị ESRD không bao giờ được xác định trước.

Để báo cáo chính xác quá trình điều trị ESRD ở cấp độ toàn cầu và khu vực từ giữa năm 1990 đến năm 2010, tiến sĩ Bernadette Thomas (Đại học Washington, Seattle) cùng các đồng nghiệp đã kiểm tra dữ liệu, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trên toàn cầu. Họ cũng phân tích dữ liệu từ hồ sơ ESRD trong những năm 1990, 2010 ở 23 quốc gia cung cấp 100% điều kiện chữa trị suy thận bằng phương pháp lọc máu và 138 quốc gia chỉ nhận được một phần phương pháp điều trị suy thận bằng cách lọc máu.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

• Trong vòng hai thập kỷ vừa qua, trên toàn thế giới đã gia tăng 165% ca lọc máu đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

• Tỷ lệ điều trị ESRD bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hay lọc máu đã tăng lên 134% sau khi điều chỉnh lại mức tăng trưởng dân số và lão hóa (145% ở phụ nữ so với 123% ở nam giới).

• Đối với các quốc gia có dân số không được tiếp cận với phương pháp lọc máu, tỷ lệ này đã tăng 102% (116% đối với nữ và 90% đối với nam).

• 5 khu vực trên thế giới không có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ lọc máu bao gồm: Châu Đại Dương, Nam Á, trung tâm tiểu vùng Sahara châu Phi, Đông Âu và vùng nhiệt đới châu Mỹ Latin.

Kết quả cho thấy sự gia tăng trong điều trị lọc máu nổi bật hơn so với tỷ lệ tăng trưởng dân số ở một số khu vực trên thế giới: "Điều này nhằm nhấn mạnh sự cần thiết và quan trọng để phát hiện bệnh thận mạn tính và điều trị sớm nhằm ngăn ngừa ESRD”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tại Việt Nam, phương pháp điều trị suy thận như thế nào?

Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn tính, chiếm khoảng 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Trên thực tế, tỷ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng.

Bệnh suy thận cần được phát hiện và điều trị sớm 

Bệnh suy thận cần được phát hiện và điều trị sớm

Do vậy, đối với những trường hợp suy thận nhưng chưa có đủ điều kiện tiếp cận với phương pháp chạy thận nhân tạo hay lọc máu thì việc tìm ra một giải pháp để ngăn chặn, cũng như hỗ trợ điều trị suy thận là vô cùng cấp bách.

Nhằm giúp bệnh nhân suy thận yên tâm điều trị bệnh, các nhà khoa học tại Việt Nam đã tận dụng triệt để nguồn thảo dược dồi dào trong tự nhiên để bào chế thành công thực phẩm chức năng dạng viên uống tiện lợi. Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành, kết hợp với râu mèo, linh chi đỏ, mã đề… giúp làm chậm tiến trình suy thận; giảm nhu cầu lọc máu ở các bệnh nhân suy thận; cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy thận, giảm nguy cơ tử vong do căn bệnh này.

Trong những năm gần đây, phương pháp điều trị suy thận bằng cách lọc máu hay chạy thận nhân tạo đã và đang dần được tiếp cận đến nhiều bệnh nhân hơn, giúp họ kéo dài cuộc sống. Bên cạnh đó, mỗi người hãy tự phòng ngừa bằng cách tuân theo những chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây dành dành mỗi ngày để quả thận luôn khỏe mạnh. 

Nguyễn Ngọc Thủy

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12250709