Những yếu tố gây đau lưng dưới mà bạn không ngờ tới

Cập nhật lúc 11:18 / 07.01.2017

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, các yếu tố về thể chất và tâm lý xã hội làm tăng đáng kể nguy cơ bị đau lưng dưới. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, việc tham gia vào các công việc thủ công trong tư thế, vị trí không thoải mái sẽ khiến nguy cơ bị đau lưng tăng gấp 8 lần, hay sự phân tâm trong khi hoạt động, hoặc mệt mỏi cũng góp phần không nhỏ gây cơn đau cấp ở lưng…

Đau lưng bắt đầu từ đâu?

Theo báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2010, tại một số thời điểm được thống kê, có khoảng 10% dân số trên toàn cầu bị đau lưng – đây cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mất khả năng vận động.

Đau lưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mất khả năng vận động 

Đau lưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mất khả năng vận động

“Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây đau lưng và kiểm soát chúng là một bước quan trọng đầu tiên giúp phòng ngừa bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi là công trình đầu tiên xác định việc tiếp xúc ngắn với một loạt các yếu tố nguy cơ sẽ gây cơn đau lưng cấp tính”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Manuela Ferreira (Viện Sức khỏe toàn cầu George và Trường Y Sydney, thuộc Đại học Sydney, Australia) cho biết.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã lựa chọn 999 trường hợp từ 300 trạm y tế cơ sở ở Sydney (Australia). Họ đều đã từng phải chịu một cơn đau lưng cấp trong khoảng thời gian từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2012. Các đối tượng của nghiên cứu được yêu cầu báo cáo tiếp xúc với 12 yếu tố về thể chất hoặc tâm lý trong khoảng thời gian 96 giờ trước khi cơn đau cấp tại lưng tấn công.

Kết quả cho thấy, việc tham gia vào các hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải hoặc mạnh mẽ khiến nguy cơ bị đau lưng tăng 2,7 lần. Đặc biệt, sự sao nhãng, không chú tâm trong một hoạt động khiến nguy cơ bị cơn đau cấp ở lưng tấn công tăng 25 lần. Xét về độ tuổi mắc bệnh, các tác giả nhận thấy, tỷ lệ bị đau lưng ở độ tuổi 20, 40 và 60 lần lượt là 13,6; 6 và 2,7. Điều này khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi ở độ tuổi 20 lại có tỷ lệ bị bệnh cao hơn 5 lần so với tuổi 60. Và một phát hiện mới chưa từng được báo cáo trước đây là thời điểm dễ bị đau lưng nhất sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 7 giờ sáng và buổi trưa.

Qua kết quả của nghiên cứu này, chúng ta nhận thấy rõ hơn về những yếu tố nguy cơ hình thành cơn đau lưng cấp để có chế độ sinh hoạt và vận động hợp lý nhằm phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Làm sao phòng ngừa, điều trị đau lưng hiệu quả và an toàn?

Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận rằng, chứng đau lưng vẫn ngày một nhân rộng và ảnh hưởng tới hàng triệu người trên toàn thế giới ở mọi lứa tuổi hiện nay. Tại Việt Nam, những cơn đau lưng vẫn được xem là chuyện “cơm bữa” thường ngày mà khi hỏi bất kỳ ai, bạn cũng dễ dàng nhận được câu trả lời “có”. Để điều trị bệnh hiệu quả thì cần tìm ra nguyên nhân gây đau lưng, cụ thể như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, vận động mạnh, sai tư thế…

Để điều trị đau lưng hiệu quả thì cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh 

Để điều trị đau lưng hiệu quả thì cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Bên cạnh đó, để tăng cường độ dẻo dai cho cột sống và ngăn chặn tình trạng đau lưng tiếp diễn, hiện nay, tại Việt Nam, sự góp mặt của những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên cũng được đánh giá cao trong quá trình điều trị chứng bệnh này. Tiêu biểu cho xu hướng đó là thực phẩm chức năng có thành phần chính dầu vẹm xanh (dược liệu quý giúp duy trì hệ xương khớp chắc khỏe) kết hợp cùng một số vị thuốc khác như: nhũ hương, thiên niên kiện… Sản phẩm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, trong đó có đau lưng, cải thiện vận động, làm chậm quá trình lão hóa, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về cột sống, đĩa đệm như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… mà rất an toàn với sức khỏe con người.

Để đau lưng không có cơ hội “tấn công” bạn, hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình sao cho hợp lý, tránh những yếu tố nguy cơ gây bệnh như vận động mạnh, sai tư thế, không chú tâm trong quá trình thực hiện… và lựa chọn sản phẩm thiên nhiên chứa dầu vẹm xanh đồng hành mỗi ngày.

Nguyễn Ngọc Thủy

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12278128