Một nghiên cứu mới đây của Tiến sĩ Chiesa Fuxench, Đại học Pennsylvania, Mỹ đã khám phá ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư và bệnh vẩy nến.
Nguy cơ mắc ung thư ở người bị vẩy nến như thế nào?
Nghiên cứu của bà Chiesa cho thấy, bệnh nhân bị vẩy nến có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, hạch, ung thư da, và nguy cơ này cao hơn hẳn so với những người bình thường. "Một số liệu pháp miễn dịch có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tình trạng viêm mạn tính có thể tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các khối u" – Bà Chiesa Fuxench cho biết.
Bà Chiesa Fuxench và đồng nghiệp đã sử dụng thông tin từ một cơ sở dữ liệu y tế lớn ở Vương quốc Anh để phân tích nguy cơ ung thư. Nghiên cứu được thực hiện trên 937.716 người không mắc vẩy nến và 198.366 người bị vẩy nến. Trong số những người mắc vẩy nến, 186.076 người được phân loại ở mức độ bệnh nhẹ, còn 12.290 được xếp vào hàng có tình trạng bệnh nặng hơn. Trong một phân tích bao gồm tất cả các loại ung thư (trừ ung thư da), ở nhóm bệnh nhân vẩy nến có khoảng 6% gia tăng nguy cơ phát triển ung thư so với những người không mắc vẩy nến.
Tiến sĩ Chiesa Fuxench đã chỉ ra nguy cơ ung thư ở bệnh nhân vẩy nến
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư phổ biến, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và u ác tính. Nhưng họ thấy rằng, những bệnh nhân vẩy nến có nguy cơ cao mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư hạch, phổi và da. Theo kết quả, bệnh nhân vẩy nến có nguy cơ phát triển ung thư hạch cao hơn 34%, ung thư phổi cao hơn 15%, ung thư da cao hơn 12% so với người bình thường.
Các nhà nghiên cứu phân loại mức độ bệnh dựa trên phương pháp điều trị mà người bệnh đã được áp dụng. Những người đang dùng thuốc điều trị toàn thân, chẳng hạn như methotrexat, tia UV, acitretin hoặc thuốc sinh học, được phân loại là mắc vẩy nến vừa hoặc nặng. Trong khi những người không sử dụng các phương pháp điều trị trên thì được phân loại là mắc vẩy nến nhẹ.
Điều đó có nghĩa rằng, trong nghiên cứu này, rất khó để biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh hay thuốc điều trị là nguyên nhân góp phần làm gia tăng nguy cơ ung thư ở người bị vẩy nến.
Làm thế nào để làm giảm nguy cơ bị ung thư ở bệnh nhân vẩy nến?
Bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp để giảm yếu tố nguy cơ gây ung thư. Ví dụ, để giảm nguy cơ ung thư da, bệnh nhân có thể "chủ động hơn trong việc sử dụng kem chống nắng hoặc hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời gay gắt" – Bà Chiesa Fuxench nói. Đồng thời, các bác sĩ có thể giúp bệnh nhân hạn chế những yếu tố nguy cơ. Theo bà Chiesa Fuxench, bác sĩ nên đưa ra một kế hoạch để giúp bệnh nhân bỏ hút thuốc lá nếu không muốn bị ung thư phổi.
Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên đúng đắn trong điều trị vẩy nến
Điều trị vẩy nến bằng thảo dược: Bí quyết tại Việt Nam
Việc miệt mài tìm kiếm phương pháp chữa trị cho bệnh nhân vẩy nến không chỉ được chú trọng tại Mỹ, các nhà khoa học Việt Nam cũng không đứng ngoài “cuộc đua” này! Một xu hướng mới đang được các nhà nghiên cứu Việt Nam theo đuổi để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây trong điều trị vẩy nến đó là sử dụng những sản phẩm từ thảo dược, an toàn với cơ thể.
Lựa chọn những bài thuốc quý từ kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và tạo nên một loại kem bôi ngoài da trị vẩy nến hiệu quả. Đó là sản phẩm có sự kết hợp của nhiều thảo dược như ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi với thành phần chính chitosan (được chiết xuất từ vỏ tôm, cua...), giúp tác động trực tiếp đến vùng da bị vẩy nến, dưỡng da, làm giảm tình trạng ngứa, sưng đỏ, từ đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát bệnh vẩy nến mà không gây tác dụng phụ, giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng do vẩy nến gây ra.
Duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, tham khảo thêm chỉ dẫn của bác sĩ và đều đặn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược an toàn sẽ giúp bạn không còn phải lo ngại về nguy cơ mắc các bệnh ung thư vì căn bệnh vẩy nến!