Bệnh nhân suy thận có nên chạy thận không?

Cập nhật lúc 11:17 / 01.03.2017

Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thì chạy thận nhân tạo là giải pháp duy nhất được lựa chọn. Tuy nhiên, những trường hợp nào cần chạy thận và có nên chạy thận hay không vẫn là câu hỏi của phần lớn bệnh nhân suy thận.

Những thông tin cần biết về chạy thận nhân tạo

Người trên 75 tuổi là đối tượng chủ yếu trong số bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo. Đồng thời, những lợi ích cũng như các mặt hạn chế khi điều trị của họ cũng cao hơn so với bệnh nhân trẻ. "Bệnh nhân không được thông báo đầy đủ về những bất cập trong và sau quá trình chạy thận, họ chỉ nghĩ rằng lọc máu là biện pháp duy nhất hoặc là sẽ chết", Tiến sĩ Alvin H. Moss, một bác sĩ chuyên khoa thận tại Đại học Y khoa miền Tây Virginia, Mỹ và là Chủ tịch của Liên minh Chăm sóc Hỗ trợ cho bệnh nhân thận chia sẻ.

Điều trị suy thận bằng phương pháp chạy thận thường được chỉ định cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối 

Điều trị suy thận bằng phương pháp chạy thận thường được chỉ định cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Theo báo cáo của hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ: Chạy thận đã giúp kéo dài cuộc sống của người bệnh, làm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giảm 42% từ năm 1995 đến năm 2012. Khoảng 40% bệnh nhân trên 75 tuổi bị bệnh thận giai đoạn cuối, thường tử vong trong vòng 1 năm, chỉ có 19% sống sót vượt qua được 4 năm. Hơn nữa, những bệnh nhân lớn tuổi thường mắc các bệnh mạn tính khác, bao gồm: đái tháo đường, tim mạch và bệnh phổi.

Tiến sĩ Ann O'Hare, một bác sĩ chuyên khoa thận tại Đại học Y, Washington cho biết: "Chạy thận chỉ giúp giải quyết bệnh lý tại thận, mà không điều trị các vấn đề khác có thể mắc phải ở một người lớn tuổi. Thậm chí, chạy thận còn gây khó khăn hơn trong việc đối phó với các bệnh lý ở người già”. Còn theo Tiến sĩ Moss: “Tần suất chạy thận nhân tạo là 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài từ 3-4 giờ. Trong và sau khi lọc máu, bệnh nhân có thể bị chuột rút, cảm thấy chóng mặt, đau hoặc buồn nôn. Theo như quan sát của chúng tôi, khả năng tự thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ như ăn, vệ sinh cá nhân, vận động,… sau chạy thận cũng giảm mạnh và 58% bệnh nhân sẽ chết trong vòng 1 năm sau khi chạy thận”.

Giải pháp điều trị bảo tồn suy thận như thế nào để không phải chạy thận?

“Hiện nay, có nhiều giải pháp bảo tồn cho bệnh thận và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt với bệnh nhân lớn tuổi như: Sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp, điều trị thiếu máu, làm giảm sưng, phù. Đây là những phương pháp giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong một thời gian dài, có thể sống từ 12-23 tháng”, tiến sĩ Moss nói.

Cây dành dành – vị thuốc tốt cho bệnh nhân suy thận 

Cây dành dành – vị thuốc tốt cho bệnh nhân suy thận

Ở Việt Nam, đối với những bệnh nhân suy thận thì việc chăm sóc và bảo tồn chức năng thận là yếu tố quan trọng giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Đặc biệt, để thực hiện được điều này, các sản phẩm thảo dược thiên nhiên có vai trò rất quan trọng. Trong số đó, sản phẩm đang được đông đảo người mắc suy thận lựa chọn là thực phẩm chức năng có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác. Sản phẩm có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận, cải thiện chức năng thận, làm chậm tiến trình suy thận, giúp bệnh nhân hạn chế được việc phải chạy thận nhân tạo.

Có thể thấy rằng, khi suy thận diễn tiến đến giai đoạn cuối thì chạy thận nhân tạo vẫn là phương pháp phổ biến được áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, bệnh nhân suy thận nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về những rủi ro hay gánh nặng của phương pháp này để có sự hiểu biết rõ ràng. Bên cạnh đó, việc duy trì sử dụng sản phẩm thiên nhiên có thành phần chính là cây dành dành, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ góp phần giúp người bệnh có thể chung sống hòa bình cùng suy thận.

Nguyễn Ngọc Thủy

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12346236