Điều trị khản tiếng theo từng nguyên nhân

Cập nhật lúc 11:26 / 13.05.2017

Khản tiếng và mất tiếng là biểu hiện các vấn đề của dây thanh âm ở thanh quản. Điều trị kịp thời tình trạng này có thể giúp phục hồi giọng nói của bạn nhanh hơn, làm giảm thời gian bị bệnh, từ đó, cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau đây là một số phương pháp điều trị cụ thể cho từng nguyên nhân gây bệnh.

Những nguyên nhân thường gặp gây khản tiếng

  1. 1.     Viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường bị gây ra bởi một số loại virus thông thường, ít khi có nguyên nhân do vi khuẩn, vì vậy, viêm thanh quản thường không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Bệnh có thể tự hồi phục trong vòng khoảng 2 tuần, tuy nhiên, bạn cần khắc phục nhanh các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng bằng những cách như: cho dây thanh nghỉ ngơi; hạn chế nói nhiều, tránh nói to và nên uống nhiều nước ấm.

Người bệnh thường khó chịu ở cổ họng khi bị khản tiếng 

Người bệnh thường khó chịu ở cổ họng khi bị khản tiếng

  1. 2.     Viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản mạn tính gây mất tiếng hoặc khản tiếng kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Bệnh thường do một số nguyên nhân cơ bản như:

-         Viêm xoang mạn tính

-         Nhiễm trùng nấm men, đặc biệt là đối với những người sử dụng thuốc xịt hen suyễn, người được hóa trị, hoặc những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch.

-         Hút thuốc

-         Uống nhiều rượu

-         Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất.

  1. Mất tiếng hoặc khản tiếng do trào ngược axit dạ dày-thực quản

Axit trào ngược có thể gây tổn thương thanh quản, dẫn đến khản tiếng và mất giọng. Khi bạn ngủ vào ban đêm, các axit từ dạ dày tràn vào thực quản, có thể ảnh hưởng đến các dây thanh âm. Biện pháp khắc phục tốt nhất tình trạng mất tiếng hoặc khản tiếng là điều trị triệt để trào ngược axit dạ dày-thực quản. Đồng thời, bạn không nên ăn trước khi đi ngủ và cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc chống trào ngược axit.

  1. 4.     Lạm dụng giọng nói

Mất giọng và khản tiếng liên quan đến việc lạm dụng giọng nói, phổ biến nhất là ở những người làm nghề nói nhiều (ca sĩ, giáo viên, dẫn chương trình, phát thanh viên…). Lạm dụng giọng nói có thể dẫn đến u nang dây thanh hoặc xuất huyết dây thanh âm. Đây cũng có thể là 2 nguyên nhân dẫn đến mất tiếng hoặc khản tiếng.

Điều trị khản tiếng và mất tiếng bằng cách nào?

Bạn cần điều trị cụ thể cho từng nguyên nhân gây ra các triệu chứng khản tiếng, bao gồm:

-         Dành thời gian nghỉ ngơi cho giọng nói của bạn bằng cách: hạn chế nói, phân bổ thời gian nói hợp lý.

-         Uống nhiều nước và nghỉ ngơi để điều trị bệnh nhiễm trùng cấp tính, chẳng hạn như cảm lạnh. Nước là một thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt khi cơ thể bị “tấn công” bởi virus hay vi khuẩn. Nước giúp thanh lọc và giải độc cho cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp bạn nhanh chóng bình phục.

Uống nhiều nước giúp giải độc cho cơ thể, cải thiện tình trạng khản tiếng 

Uống nhiều nước giúp giải độc cho cơ thể, cải thiện tình trạng khản tiếng

-         Việc xác định xem bạn có bị nhiễm nấm hay không là đặc biệt quan trọng đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc sử dụng thuốc hít corticosteroid cho bệnh hen suyễn.

-         Điều trị triệt để chứng trào ngược axit dạ dày-thực quản.

-         Học kỹ thuật cho hơi thở, cách phát âm, điều tiết giọng nói đối với những người làm nghề phải sử dụng tiếng nói nhiều.

-         Tránh hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia.

-         Sử dụng công cụ bảo vệ và hỗ trợ để giảm lượng khói bụi như: bụi phấn của nghề giáo viên hoặc hơi hóa chất của nghề kỹ sư hóa học.

Thảo dược: Cách đơn giản và an toàn cho người bị khản tiếng

Bên cạnh những phương pháp trên, một cách rất đơn giản và hiệu quả được nhiều người ưa chuộng hiện nay là sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa bệnh tái phát. Tiêu biểu cho xu hướng này là thực phẩm chức năng có thành phần chính là cây rẻ quạt, kết hợp cùng với một số thảo dược khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa, giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như: viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng; hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, làm trong sáng giọng nói. Từ đó giúp người bị khản tiếng cảm thấy yên tâm và tự tin hơn trong cuộc sống cũng như công việc.

Để không phải lo lắng với tình trạng khản tiếng, mất tiếng kéo dài, mỗi người cần chủ động bảo vệ giọng nói của mình, nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đi khám ngay khi có vấn đề về giọng nói. Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là rẻ quạt mỗi ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyễn Ngọc Thủy

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12250832