Làm thế nào để phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh vẩy nến ở người châu Á, khi mà những mảng vẩy nến có thể trùng với màu da của họ? Bạn có thể nhận được câu trả lời từ Tiến sĩ Seemal Desai!
Là một bác sĩ da liễu ở Plano (Texas, Mỹ), Tiến sĩ Seemal Desai thường gặp nhiều bệnh nhân với những màu da khác nhau. Đặc điểm lâm sàng khác nhau và nhu cầu điều trị của bệnh nhân ở từng châu lục (da trắng, da vàng, châu Á, châu Âu…) có thể khiến việc chăm sóc, chẩn đoán và điều trị bệnh vẩy nến thực sự là một thách thức. Dưới đây là 4 lời khuyên từ Desai về cách chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh vẩy nến ở người châu Á.
Tiến sĩ Seemal Desai “bật mí” cách chẩn đoán chính xác vẩy nến
1. Đừng nghĩ rằng mình không thể bị vẩy nến
Bạn có thể nghĩ rằng, bệnh vẩy nến ở người châu Á và người da màu là ít phổ biến hơn ở những bệnh nhân da trắng. Nhưng theo một nghiên cứu năm 2014 trong tạp chí của Học viện Da liễu Mỹ, tỷ lệ bệnh vẩy nến của người da trắng ở Mỹ là khoảng 3,5%, người Mỹ gốc Phi là gần 2%, và ở người Mỹ gốc Tây Ban Nha là khoảng 1,5%. Bên cạnh đó, "bệnh vẩy nến đang được phát hiện ngày càng nhiều ở những người châu Á và da màu. Điều này đang được giới chuyên môn thừa nhận” – ông Desai cho biết.
2. Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu của vẩy nến với bệnh khác
Liken phẳng, lupus, nhiễm nấm chỉ là một số tình trạng dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh vẩy nến ở người châu Á và da màu dẫn đến việc chẩn đoán sai. Nghiên cứu cho thấy rằng, trì hoãn việc chẩn đoán và điều trị sẽ làm bệnh nặng và khó chữa hơn. Nếu bệnh nhân không cải thiện triệu chứng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị, Desai khuyến nghị nên thực hiện sinh thiết da để xác định xem liệu bệnh nhân có thực sự mắc bệnh vẩy nến hay không.
3. Nghĩ đến màu tím thay vì màu đỏ
Bệnh vẩy nến ở người châu Á và da màu có thể biểu hiện không giống với người da trắng. Nhiều khi, sự đổi màu da trong bệnh này lại giống màu tím hơn là màu đỏ. Tự làm quen với các đặc điểm lâm sàng rõ rệt của bệnh vẩy nến ở người da màu có thể giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, và từ đó điều trị tốt hơn cho bệnh nhân. "Chẩn đoán đúng sẽ dẫn đến việc điều trị thích hợp. Điều này thực sự giúp thay đổi cuộc sống của người dân bị vẩy nến", Desai nói.
4. Hãy ngừng kỳ thị chủng tộc
"Sự kỳ thị xã hội có thể liên quan đến bệnh ngoài da của những người da màu, châu Á, châu Phi…”. Những kỳ thị này có thể khiến cho người bệnh không được tiếp cận với các phương pháp điều trị. Một số người sẽ cảm thấy xấu hổ về tình trạng bệnh của họ hoặc không muốn cởi bỏ quần áo để bác sĩ kiểm tra. "Hãy kiên nhẫn với các bệnh nhân!", Desai khuyên. Chúng ta có thể mất một hoặc hai lần để thiết lập các mối quan hệ. Hãy cố gắng biểu lộ sự đồng cảm với bệnh nhân để tạo sự tin tưởng, từ đó sẽ dễ dàng hơn cho bạn để cung cấp các dịch vụ chăm sóc tốt nhất.
Bệnh nhân da màu gặp khó khăn trong điều trị vẩy nến
Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào tại Việt Nam?
Việt Nam là một trong số các quốc gia thuộc châu Á, người dân sở hữu màu da vàng. Bởi vậy, việc chẩn đoán vẩy nến có thể tham khảo thêm gợi ý của bác sĩ Desai. Bên cạnh đó, trong điều trị vẩy nến, các nhà khoa học nước ta cũng không ngừng nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất cho người bệnh. Họ đã phối hợp thành công phương pháp chữa bệnh dân gian bằng thảo dược với công nghệ bào chế hiện đại để tạo ra thực phẩm chức năng viên uống tiện dùng, giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả, an toàn khi sử dụng lâu dài. Trong đó, sản phẩm tiêu biểu, được ứng dụng nhiều để hỗ trợ điều trị vẩy nến là thực phẩm chức năng có thành phần chính từ cây sói rừng (giúp chống tự miễn), kết hợp với các thảo dược khác như bạch thược, nhũ hương, hoàng bá… giúp điều hòa miễn dịch, giảm viêm ngứa, tái tạo một làn da khỏe mạnh; loại bỏ sạch vẩy, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn vẩy nến tái phát.
Duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược từ cây sói rừng kết hợp với giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tâm lý thoải mái sẽ là cách đúng đắn giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này, mà không cần quan tâm mình thuộc màu da gì.