5 biện pháp giúp bạn giảm nhanh thoái hóa cột sống

Cập nhật lúc 11:44 / 20.08.2018

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống rất đa dạng, khi quyết định đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân bác sỹ phải dựa vào tình trạng sức khoẻ, tình trạng bệnh, ưu điểm, nhược điểm của từng phác đồ….Từ đó có phương pháp điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Để giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp, các bạn cùng tham khảo 4 vấn đề sau đây.

1. Bổ sung nước mỗi ngày giúp tăng đàn hồi đĩa đệm
Chế độ ăn kiêng khem, sử dụng thuốc lợi tiểu khiến cho lượng nước trong cơ thể giảm rất nhanh. Hiện nay có tới 70% cơ thể là nước và các đĩa đệm cũng không phải ngoại lệ. Nước trong đĩa đệm giúp đĩa đệm có tính đàn hồi giúp chúng ta thực hiện các động tác như cúi, xoay, nghiêng một cách dễ dàng. Nếu không bổ sung đủ nước khiến cho các chất dinh dưỡng tới nuôi dưỡng đĩa đệm bị thiếu hụt, đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống.

Khi cơ thể mất nước cơ bắp sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng chuột rút. Để tránh điều này xảy ra, mỗi ngày bạn nên uống từ 2-3 lít nước.

Chế độ ăn uống kiêng khem là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Chế độ ăn uống kiêng khem là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

2. Hãy vận động từ từ tránh căng cơ quá mức
Căng cơ là tình trạng các cơ căng giãn quá mức, vượt quá giới hạn bình thường. Nguyên nhân do co hoặc duỗi người đột ngột gây ra chứng đau lưng. Biểu hiện người bệnh sẽ cảm thấy đau và lưng cứng đơ. Nếu bị căng cơ trong lúc chơi thể thao, bạn sẽ cảm thấy đột ngột đau nhói hoặc âm ỉ vùng thắt lưng. Đau tăng lên khi đứng, ngồi lâu, có thể cơn đau lan xuống mông, đùi.

Triệu chứng đau này hay gặp đối tượng mới luyện tập thể thao hoặc nghỉ lâu rồi giờ mới tập trở lại, khi gặp các triệu chứng đau trên, nên điều chỉnh bài tập hợp lý giúp giảm đau nhanh cho người tập luyện.

3. Tư thế làm việc sai là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Tư thế ngồi làm việc: đây là yếu tố ảnh hưởng đến phần lưng. Chính việc ngồi cong lưng, ngồi im một tư thế, co chân, bắt chéo chân lại khiến các cơ vùng lưng vặn xoắn, gia tăng áp lực lên đĩa đệm cột sống. Vì vậy, khi ngồi cần chú ý chân phải thẳng, thay đổi tư thế thường xuyên, thay đổi không gian làm việc để giảm bớt áp lực. Chú ý vận động, thư giãn, mát xa vùng cơ lưng để các cơ được phục hồi, phân tán các tế bào viêm, các chất độc …

4. Giảm cân nặng để bảo vệ sột sống
Béo phì là hiện tượng tích tụ mỡ trong cơ thể một cách không bình thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Béo phì khiến cơ thể trở nên chậm chạp, mất cân đối gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường, tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống….

5. Sử dụng dầu vẹm xanh giảm thoái hóa cột sống
Theo PGS.TS Nguyễn Nhược Kim (Đại học Y Hà Nội), dầu vẹm xanh là chế phẩm chiết xuất từ con sò vẹm xanh có chứa rất nhiều thành phần bổ dưỡng, có hoạt tính sinh học cao, giúp chống viêm, giảm đau, chống ôxy hóa, tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp. Kết quả thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy: dầu vẹm xanh giúp giảm sưng đau, cứng khớp, phục hồi khả năng vận động tốt trên 70%, trong đó, giảm sưng khớp là 93,7% và không gây tác dụng phụ. Chế phẩm có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống. Vẹm xanh giúp tạo sự mềm mại, linh hoạt cho các khớp xương, giảm đau, chống viêm, phục hồi các khớp xương và sụn bị tổn thương.

Nguyễn Ngọc Thủy

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12248903