Bệnh eczema là bệnh lý không thể chữa khỏi và rất hay tái phát. Có rất nhiều yếu tố có thể thúc đẩy bệnh bùng phát như căng thẳng, tiếp xúc với các chất tẩy rửa, thuốc, bị mắc các bệnh lý mạn tính,…
Bệnh eczema là bệnh lý như thế nào?
Bệnh eczema hay còn gọi là bệnh chàm da, là tình trạng da được đặc trưng bởi các mảng da ngứa và viêm. Nó cũng được biết đến là tình trạng viêm da dị ứng. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và thường xảy ra trên mặt của trẻ sơ sinh. Nó cũng thường xuất hiện phía trong khuỷu tay và phía sau đầu gối của trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.
Trong một số ít trường hợp, viêm da dị ứng có thể xuất hiện lần đầu trong thời kỳ dậy thì hoặc trưởng thành. Bệnh ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau.
Có những thể eczema nào?
Khi đề cập đến bệnh eczema (chàm), mọi người thường nghĩ đó là tình trạng viêm da dị ứng. Đây là loại bệnh chàm thường gặp và mạn tính. Các loại khác bao gồm:
- Viêm da tiếp xúc: Là do tiếp xúc với chất kích thích, biểu hiện đó là sự bỏng rát, ngứa và đỏ da. Tình trạng viêm sẽ biến mất khi chất kích thích bị loại bỏ.
- Viêm da tổ đỉa: Ảnh hưởng đến ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nó gây ra các mảng da ngứa, có vẩy, bong tróc hoặc trở nên đỏ, nứt và đau. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ.
- Viêm da thể đồng tiền: Gây ra các mảng da khô, tròn trong những tháng mùa đông. Nó thường ảnh hưởng đến chân. Nó phổ biến hơn ở nam giới.
- Viêm da tiết bã: Gây ngứa, đỏ, phát ban có vẩy, đặc biệt là trên da đầu, trên lông mày, trên mí mắt, ở hai bên mũi và phía sau tai.
Các triệu chứng của bệnh eczema là gì?
Bệnh eczema có đặc điểm là da ngứa, khô, thô ráp, bong tróc, bị viêm và kích thích. Các triệu chứng có thể bùng phát, lui bệnh và sau đó lại bị tái lại. Nó có thể xảy ra bất cứ chỗ nào trên cơ thể nhưng thường ảnh hưởng đến cánh tay, khuỷu tay trong, mặt sau của đầu gối hoặc đầu (đặc biệt là phần má và da đầu). Bệnh không lây nhiễm và trở nên ít nghiêm trọng hơn với tuổi tác.
Các mảng màu đỏ hoặc nâu xám là triệu chứng thường gặp. Những va chạm nhỏ làm chảy nước khi bị trầy xước là một triệu chứng khác. Gãi làm cho da trở nên cứng, có thể báo hiệu sự nhiễm trùng. Da dày, có vẩy là một triệu chứng khác.
Eczema có thể gây ngứa dữ dội. Việc gãi có thể gây kích thích và làm viêm da, dẫn đến nhiễm trùng.
Tại sao bệnh eczema lại hay tái phát?
Bệnh eczema có thể bị kích thích do cả yếu tố bên ngoài và bên trong. Trong suốt cuộc đời, bất kỳ người nào cũng có thể tiếp xúc với nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn một lần, nhưng điều này chỉ có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định, khi sự phát triển của bệnh không can thiệp. Hệ thần kinh và hệ nội tiết được cho là hai yếu tố quan trọng nhất góp phần vào việc gây ra bệnh.
Bệnh eczema rất hay tái phát
Nếu chúng ta dựa vào lý thuyết sinh bệnh thần kinh, thì các bệnh thần kinh và tâm thần, cũng như những căng thẳng và sự gián đoạn trong hoạt động của não, có thể gây ra phản ứng phản xạ của lớp biểu bì. Có một số rối loạn, được định nghĩa là chứng loạn thần kinh da, khiến da trở nên đặc biệt nhạy cảm. Sau đó, nếu có bất kỳ yếu tố tiêu cực bên ngoài nào tác động sẽ dẫn đến sự khởi phát bệnh eczema nhanh hơn.
Bên cạnh đó, bệnh chàm eczema trở nên mạn tính (tái phát) còn do sự nhạy cảm của da mạnh mẽ hơn với các chất gây dị ứng khác nhau. Điều này xảy ra sau khi cơ thể trở nên quen với tác động của một chất trong một thời gian dài và kết quả là, với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất, hệ thống miễn dịch sẽ nhận định một chất khác như là tác nhân lạ và thể hiện ra ngoài bằng các phản ứng dị ứng.
Tại sao bệnh eczema hay tái phát?
Một số yếu tố khiến bệnh chàm eczema hay tái phát bao gồm:
- Căng thẳng, loạn thần kinh, bệnh tâm thần
- Sự thay đổi của hệ thống nội tiết, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh
- Các bệnh trong hệ tiêu hóa, cũng như sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột.
- Tổn thương hệ tiết niệu, thận;
- Tổn thương da do bản chất vi sinh vật;
- Nhiễm nấm;
- Nhiễm giun, sán;
- Lớp biểu bì ngoài cùng của da bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nhựa nhân tạo, kim loại, hóa chất gia dụng,…;
- Tác động các chất gây dị ứng tự nhiên như phấn hoa, bụi, len;
- Cơ thể bị thiếu hụt protein và vitamin thuộc nhóm B (bệnh này thường xảy ra trong quá trình nhịn ăn);
- Sự hiện diện của bất kỳ bệnh mạn tính nào có tính chất lây nhiễm;
- Sử dụng một số sản phẩm dược phẩm nhất định.
Khi bệnh eczema mạn tính đã được chẩn đoán, các yếu tố kể trên sẽ góp phần vào quá trình viêm và các rối loạn của hệ miễn dịch, và do đó khiến bệnh ngày càng dễ tái phát hơn.
Phòng ngừa bệnh eczema tái phát bằng sản phẩm thảo dược
Để phòng ngừa eczema tái phát, người bệnh nên tích cực thay đổi lối sống như giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, tránh các chất kích thích như quần áo bằng vải thô, xà phòng và chất tẩy rửa, tránh gãi, hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ lạnh vì có thể làm khô da và kích hoạt bùng phát eczema. Bởi vì da khô có thể kích thích bệnh chàm da, bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các sản phẩm kem bôi cho người bị eczema, một trong số đó phải kể đến sản phẩm Eczestop. ECZESTOP là kem bôi ngoài da có nguồn gốc từ tự nhiên với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên bao gồm: Kẽm salicylate, nano bạc, chitosan, tinh dầu hạt neem, chiết xuất vỏ thân núc nác, dầu dừa đã đáp ứng được những mục tiêu điều trị eczema một cách hiệu quả. Trong đó, sự kết hợp giữa kẽm salicylate với nano bạc, chitosan giúp tăng cường sức khỏe của làn da; ion kẽm, nano bạc và tinh dầu hạt neem đều giúp tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da; chiết xuất vỏ núc nác, neem, kẽm giúp giảm dị ứng, giảm ngứa; dầu dừa, chitosan giúp dưỡng ẩm, giúp da mềm mại và tăng cường tái tạo da. Vì vậy, kem làm sạch da ECZESTOP là một công thức chuyên biệt, toàn diện giúp giảm ngứa, giảm dị ứng, giảm viêm, sát khuẩn, đồng thời giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da, từ đó giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh eczema tái phát một cách hiệu quả.