Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh, chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nhiều người báo cáo rằng, một số thực phẩm có thể giúp cải thiện hoặc làm trầm trọng triệu chứng bệnh vảy nến của họ. Vậy, người bị vảy nến nên ăn gì, kiêng gì? Hãy ghi nhớ ngay các thực phẩm mà bài viết cung cấp dưới đây để giúp giảm triệu chứng vảy nến hiệu quả.
Dấu hiệu bệnh vảy nến là gì? Bệnh vảy nến có di truyền không?
Nhận biết kịp thời và chính xác dấu hiệu bệnh vảy nến sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị đúng, từ đó, giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Vảy nến có nhiều loại nhưng vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám) là loại phổ biến nhất với khoảng 80% người mắc. Vảy nến ảnh hưởng chủ yếu đến da nhưng nó cũng có thể gây tổn thương khớp và móng. Một số dấu hiệu đặc trưng của vảy nến mảng bám bao gồm:
- Da có các tổn thương đỏ, sưng lên với đường kính từ 2 – 20 cm.
- Tổn thương có viền phân biệt rõ ràng với vùng da xung quanh.
- Bên trên bề mặt tổn thương có lớp vảy trắng. Vảy hình thành liên tục, nếu đã bóc sạch vảy thì chỉ sau 3 – 4 tiếng, lớp vảy lại dày như cũ.
- Da có thể bị khô, nứt nẻ và chảy máu.
- Khoảng 1 nửa số người bị vảy nến cảm thấy ngứa ngáy.
Dấu hiệu bệnh vảy nến đặc trưng
Ngoài dấu hiệu trên, vảy nến còn có nhiều loại khác như: Vảy nến thể giọt với các đốm tổn thương sưng đỏ có vảy mọc ở cánh tay, chân hoặc toàn thân; Vảy nến đảo ngược với tổn thương đỏ tươi, mịn màng ở nách, háng, các nếp gấp da; Vảy nến đỏ da toàn thân khiến cơ thể bạn “đỏ như tôm luộc”, người mắc cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm; Vảy nến thể móng khiến móng bị đổi màu, sần sùi, biến dạng; Vảy nến khớp gây sưng, đau, đỏ khớp.
Vảy nến là bệnh có yếu tố di truyền và lịch sử gia đình. Nếu bố hoặc mẹ bị vảy nến, tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh là 8%, còn nếu cả bố mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ con mắc vảy nến là 41%. Vảy nến cũng có yếu tố lịch sử gia đình: Nếu có anh chị em ruột, bố mẹ bị vảy nến thì nguy cơ sẽ cao hơn gia đình không có người bị bệnh.
>> Xem thêm: Nguyên nhân gây vảy nến là gì?
Người bị vảy nến nên ăn gì, kiêng gì?
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy chế độ ăn uống có thể tác động tới bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nhiều người báo cáo rằng, triệu chứng vảy nến của họ có sự thay đổi khi ăn một số thực phẩm. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị vảy nến nên và không nên sử dụng.
Người bị vảy nến nên ăn gì?
Một số thực phẩm tốt cho người bị vảy nến bao gồm:
- Quả bơ: Loại trái cây này cung cấp chất béo có lợi cho sức khỏe. Bơ có 20 loại vitamin và khoáng chất khác nhau và đặc biệt giàu kali, lutein, beta-carotene, vitamin C, E và K giúp cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả.
- Các loại rau xanh: Các loại rau xanh như cải xoăn, rau bina, rau cải Thụy Sĩ, rau cải xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, do vậy rất tốt cho người bị vảy nến.
- Các loại cá béo: Các chất béo lành mạnh trong cá hồi, cá trích tốt cho sức khỏe tim mạch. Nó cũng cung cấp omega-3 giúp chống viêm, từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.
Cá hồi rất tốt cho người bị vảy nến
- Vừng đen: Loại hạt này chứa nhiều chất béo có cấu trúc tương tự omega-3, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho da. Vì vậy, ăn vừng đen rất tốt cho người mắc vảy nến.
- Gừng: Loại gia vị này chứa nhiều chất chống oxy hóa và chứa ít nhất 14 hợp chất hoạt tính sinh học lành mạnh, giúp tăng khả năng chống viêm.
- Các loại hạt: Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân,… rất tốt cho người bị vảy nến.
- Trà xanh: Thảo dược này chứa catechin - chất chống oxy hóa giúp chống viêm và ung thư. Do đó, người bị vảy nến có thể uống nước lá trà xanh để giảm viêm, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Bị vảy nến kiêng ăn gì thì tốt?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm như kể trên, người bị vảy nến nên kiêng một số thực phẩm sau:
- Đồ ăn vặt: Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo trans, tinh bột, đường và có thể gây viêm.
Người bị vảy nến nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn vặt
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngựa,… chứa axit arachidonic có thể làm trầm trọng triệu chứng bệnh vảy nến. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các loại thịt chế biến như xúc xích và thịt xông khói.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Chúng cũng chứa axit arachidonic và casein protein làm tăng viêm.
- Trái cây có múi: Phản ứng dị ứng có thể làm bùng phát bệnh vảy nến. Bưởi, chanh, cam có thể làm xấu đi bệnh vảy nến. Hãy thử loại bỏ các loại trái cây này ra khỏi chế độ ăn uống của bạn và xem nó có cải thiện làn da hay không.
- Gluten: Đây là một loại protein có trong ngũ cốc bao gồm lúa mạch đen và lúa mì. Nhiều người báo cáo rằng, các triệu chứng bệnh vảy nến đã giảm khi họ cắt bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
- Gia vị: Gia vị là kẻ thù của làn da ở một số người bị vảy nến. Một số loại làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh là cà ri, quế, giấm, ớt bột, sốt cà chua. Các chất trong những loại gia vị này có thể gây viêm.
- Rượu: Những người uống rượu thường xuyên thấy các triệu chứng bệnh vảy nến xấu đi khi họ uống rượu. Ngoài ra, rượu cũng làm giảm hiệu quả của một số thuốc điều trị.
Cần tuyệt đối kiêng rượu trong thời gian bùng phát vảy nến
Bị bệnh vảy nến có ăn được thịt gà không?
Thịt gà là một trong những thực phẩm khá lành tính. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định người bị vảy nến không nên ăn thịt gà. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, bạn nên chú ý quan sát các triệu chứng bệnh xem sau khi ăn thịt gà, chúng thay đổi ra sao. Nếu nó trầm trọng hơn, bạn nên loại bỏ thịt gà ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Còn nếu sau khi ăn xong, triệu chứng bệnh vảy nến không nặng hơn thì bạn có thể thêm thịt gà vào chế độ dinh dưỡng của mình.
>> Xem thêm: Phác đồ điều trị vảy nến mới nhất năm 2018
Cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Hiện nay chưa có thuốc chữa vảy nến khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người mắc bệnh có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát như dùng thuốc, quang hóa trị liệu. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng để tránh những biến chứng nguy hiểm.