Tình trạng khản tiếng đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, vào đông. Nếu cố tình làm 5 điều sau, bạn sẽ bị khản tiếng kéo dài và nặng hơn rất nhiều, chữa mãi không khỏi. Hãy cập nhật ngay những thông tin dưới đây để tránh những sai lầm không đáng có vào mùa đông.
5 sai lầm gây khản tiếng kéo dài khi đông về
Mỗi khi thời tiết vào đông, các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp lại bùng phát mạnh mẽ gây viêm thanh quản, viêm họng với triệu chứng khản tiếng, đau họng. Nhưng nếu bạn cứ cố tình làm những điều này thì tình trạng khản tiếng của bạn sẽ khó có thể khỏi.
Để niêm mạc quá khô
Mùa lạnh, thời tiết hanh khô nhưng bạn lại không có thói quen uống nước thường xuyên, để cổ họng khô rát sẽ làm viêm thanh quản nặng hơn, cổ họng dễ kích thích, thanh quản bị phù nề. Bạn nên biết uống nước nhiều sẽ giúp làm giảm một số triệu chứng bệnh và làm ẩm niêm mạc họng, thanh quản. Ngoài ra bạn có thể làm ẩm cổ họng bằng cách nhai kẹo cao su. Điều này kích thích tiết nước bọt và có thể giúp làm dịu tình trạng kích ứng niêm mạc.
Ăn cay khiến khản tiếng mãi không khỏi
Ăn đồ ăn cay nóng, dùng chất kích thích
Lạnh mà, một nồi lẩu cay nóng hay một tô mì cay nóng hổi sẽ khiến bạn ấm lòng. Nhiều người lại uống rượu để giữ ấm cơ thể. Tất nhiên, bụng có ấm nhưng lại không tốt cho họng, thanh quản chút nào. Chất kích thích, đồ ăn cay nóng sẽ làm họng thêm kích ứng và khả tiếng thì chữa mãi không khỏi.
La hét, nói quá nhiều
Mùa đông cũng là mùa của các buổi họp mặt cuối năm, tất niên, lễ Tết... là dịp để anh em, bạn bè tụ tập sum vầy, ca hát. Nhưng khi hét to, nói quá nhiều, hát lâu,… lại làm tăng áp lực lên dây thanh âm và gây viêm. Bên trong thanh quản là dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Thông thường dây thanh mở và đóng êm, rung động tạo thành âm thanh. Nhưng khi nói nhiều, nói lớn dây thanh bị viêm hay bị kích thích. Điều này gây ra phù nề dây thanh, biến dạng các âm thanh khi không khí đi qua chúng. Kết quả là, giọng nói bị khản đặc, đôi khi mất tiếng hoàn toàn.
Nói thì thầm
Nói thì thầm làm hô hấp phải gắng sức
Nói to, nói lớn làm tăng áp lực cho dây thanh nhưng bạn chắc không biết, nói thầm thì cũng làm dây thanh quá tải và tình trạng viêm thanh quản một trở nặng hơn. Khi bị viêm thanh quản, dây thanh khép không kín khi phát âm nên nếu bạn nói thầm thì lượng không khí từ phổi đi ra tăng gấp 3 lần bình thường và làm các cơ hô hấp phải gắng sức. Chính vì vậy, người bị khản tiếng do viêm thanh quản sẽ nhanh mệt hơn khi nói thầm.
Uống nước đá
Nhiều người nghĩ mùa đông lạnh sẽ không uống nước đá. Nhưng các dịp lễ Tết lại thường đúng vào đợt lạnh, mặc dù chúng ta không uống nước đá trực tiếp nhưng việc uống bia lạnh, nước ngọt có đá cũng khiến tình trạng khản tiếng càng gia tăng. Khi uống nước đá lạnh quá nhiều sẽ khiến cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc họng, thanh quản bị khô gây hiện tượng bỏng lạnh; khiến họng, thanh quản bị đau rát và tổn thương. Nếu nước làm đá bẩn có chứa nhiều vi khuẩn thì bạn sẽ rất dễ dàng bị chúng tấn công. Nhiệt độ lạnh của nước đá chính là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển nhanh tấn công làm viêm họng.
Uống nước đá làm tăng viêm họng, viêm thanh quản
Bí quyết phòng ngừa khản tiếng
Một số biện pháp phòng ngừa khản tiếng cho bạn khi mùa đông tới thường được áp dụng là dùng các loại thực phẩm: Chanh, mật ong, giá đỗ, gừng để hỗ trợ điều trị.
- Giá đỗ: Dùng một nắm giá đậu xanh, rửa sạch, giã dập nát, sau đó cho 200ml nước sôi, khuấy đều. Dùng nước này mỗi lần từ 10- 20ml, ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước.
- Mật ong và chanh tươi: Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế. Sau đó, cho một vài thìa mật ong đủ ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1 - 2 giờ rồi cắt ra và ngậm.
- Gừng: Cắt gừng thành lát bỏ vào nước sôi, sau đó thêm muối và chanh vào. Người bị viêm thanh quản có thể uống nước gừng trong ngày thay nước lọc, nhưng không được uống gừng vào buổi tối vì có thể gây ngộ độc.
- Rẻ quạt (xạ can): Ngày dùng 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10 - 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp sản phẩm chứa các thành phần rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… Những vị thuốc này kết hợp với nhau có công dụng tiêu viêm, giảm phù nề niêm mạc, trị đau rát lại thanh nhiệt, giải độc, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng vào mùa đông.
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 1800.6103 (miễn cước gọi)/ kết bạn Zalo/ Viber: 0902207582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.
Khánh Vũ