Amlodipine có tác dụng như thế nào trong điều trị TĂNG HUYẾT ÁP?

Cập nhật lúc 15:28 / 20.03.2019

Tăng huyết áp là vấn đề sức khỏe ngày càng nghiêm trọng trong cộng đồng. Vậy huyết áp là gì? Thế nào được coi là tăng huyết áp? Tác dụng điều trị tăng huyết áp của thuốc amlodipine ra sao cũng như cách hạ huyết áp an toàn là như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo một số thông tin bổ ích qua bài viết dưới đây.

Biến chứng tăng huyết áp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời

Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng tăng huyết áp sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Cụ thể:

- Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.

Tăng huyết áp để lại biến chứng suy thận

- Nếu bệnh nhân sau một thời gian dài tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng sẽ dẫn đến biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, suy tim, đau thắt ngực, suy thận mạn,...

Tác dụng của thuốc amlodipine trong việc trị tăng huyết áp

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị tăng huyết áp khác nhau, có thể là các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Căn cứ tình trạng cụ thể mà lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho từng người.

Ưu điểm của thuốc amlodipine

Amlodipine là dẫn chất của dihydropyridin có tác dụng chẹn calci qua màng tế bào, tác động trên các mạch máu ở tim và cơ. Amlodipine chống tăng huyết áp bằng cách trực tiếp làm giãn cơ trơn quanh động mạch ngoại biên. Vì vậy, thuốc không làm dẫn truyền nhĩ thất ở tim kém đi và cũng không ảnh hưởng xấu đến lực co cơ.

Amlodipine không có ảnh hưởng xấu đến nồng độ lipid trong huyết tương hoặc chuyển hóa glucose, do đó có thể dùng amlodipine để trị tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường. Trên thế giới, điều trị chuẩn để bảo vệ người bệnh tăng huyết áp khỏi tai biến mạch máu não và tử vong vẫn là thuốc chẹn beta và thuốc lợi tiểu. Vì amlodipine tác dụng chậm, nên ít có nguy cơ gây hạ huyết áp quá nhanh.

Tác dụng của amlodipine trong việc chữa tăng huyết áp

Amlodipine làm giãn các tiểu động mạch ngoại biên, do đó làm giảm toàn bộ lực cản ở mạch ngoại biên. Vì tần số tim không bị tác động, cùng với giảm nhu cầu cung cấp oxy và năng lượng cho cơ tim, điều này làm giảm nguy cơ đau thắt ngực. Ngoài ra, amlodipine cũng gây giãn động mạch vành cả trong khu vực thiếu máu cục bộ và khu vực được cung cấp máu bình thường.

Tác dụng phụ của thuốc amlodipine

Không dùng thuốc amlodipine cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định, quá mẫn với thuốc. Những người suy giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp cần thận trọng khi sử dụng. Thực nghiệm trên động vật cho thấy, thuốc chẹn kênh calci có thể gây dị tật. Vì vậy, tránh dùng amlodipine cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Người bị suy tim chưa điều trị ổn định không nên dùng thuốc huyết áp amlodipine

Khi dùng thuốc, phản ứng phụ thường gặp nhất là phù cổ chân từ nhẹ đến trung bình (liên quan đến liều dùng). Ngoài ra, tác dụng phụ có thể gây nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và cảm giác nóng, mệt mỏi, đánh trống ngực, chuột rút…. Một số người thấy buồn nôn, đau bụng hoặc khó tiêu, khó thở,… Nếu trong quá trình dùng thuốc thấy có các biểu hiện trên, cần thông báo cho bác sĩ biết để có cách xử trí kịp thời.


Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12247195