Thận làm sạch và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu,... thì hãy đi kiểm tra ngay vì đó có thể là những triệu chứng suy thận nhẹ. Xem tiếp để biết nguyên nhân!
Suy thận và nguyên nhân suy thận bạn cần biết
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, khi việc thực hiện các cơ chế bài tiết không còn được đảm bảo, dẫn đến sự tồn đọng các chất độc hại trong cơ thể. Vậy nguyên nhân suy thận là gì?
Nguyên nhân gây suy thận có thể do:
- Sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài.
- Tắc nghẽn bàng quang hoặc niệu quản, các vấn đề khác về thận.
Huyết áp cao là nguyên nhân gây suy thận
- Mắc kèm các bệnh lý: Huyết áp cao, đái tháo đường,…
- Hút thuốc lá, lạm dụng bia, rượu, cà phê.
- Tiêu thụ quá nhiều muối, đường, thịt, nội tạng động vật, thực phẩm biến đổi gen, nước ngọt, nước có ga,…
Cách duy nhất để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh là trực tiếp đến các cơ sở y tế để được thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ.
Triệu chứng suy thận nhẹ không thể bỏ qua
Suy thận mạn tính thường không gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe cho đến khi bệnh phát triển sang giai đoạn nặng hơn. Những triệu chứng suy thận nhẹdưới đây bạn cần biết để phát hiện bệnh kịp thời. Ở Việt Nam, có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn tính, chiếm khoảng 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế, nhưng chỉ 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Trên thực tế, tỷ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng.
Mệt mỏi, đau đầu là triệu chứng suy thận dễ bị bỏ qua
Thận tạo ra một hormone quan trọng được gọi là erythropoietin (EPO) - những sứ giả hóa học di chuyển đến các mô và cơ quan để giúp bạn khỏe mạnh. EPO giúp sản sinh các tế bào hồng cầu. Khi thận suy yếu, nó không thể tạo đủ EPO. Mức EPO thấp làm giảm số lượng hồng cầu và gây thiếu máu. Thiếu máu có thể khiến bạn trông nhợt nhạt, cảm thấy mệt mỏi, có ít năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, chán ăn, khó ngủ, chóng mặt hoặc đau đầu, nhịp tim nhanh, khó thở,…
Không phải ai bị thiếu máu đều có triệu chứng. Nếu bị suy thận, bạn nên thử máu để đo nồng độ hemoglobin (một phần của tế bào hồng cầu mang oxy trong cơ thể) ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra tình trạng thiếu máu. Nếu hemoglobin quá thấp, có thể bạn bị thiếu máu. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra để tìm nguyên nhân chính xác gây thiếu máu và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Các cách điều trị suy thận phổ biến
Việc phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng, đồng thời có biện pháp điều trị suy thận kịp thời luôn rất cần thiết. Để giải quyết tình trạng thiếu máu do suy thận, bạn cần chú ý:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Thuốc kích thích hồng cầu (ESAs): Bác sĩ sẽ bổ sung ESA cho bạn dưới dạng tiêm dưới da.
Người bị suy thận được chỉ định dùng thuốc sắt
- Bổ sung sắt: Cơ thể cần sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu - đặc biệt là khi bạn đang nhận ESA. Nếu không có đủ chất sắt, điều trị ESA cũng sẽ không hiệu quả. Bác sĩ có thể cho bạn bổ sung sắt theo đường uống dạng viên hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Thay đổi lối sống
1. Bổ sung thực phẩm giàu sắt, vitamin C
Rau chân vịt, súp lơ xanh, mơ, mận, nho khô và cải bắp rất giàu sắt, bạn nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như chanh và cam cũng giúp tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể.
2. Sử dụng giấm táo
Hỗn hợp nước chanh và giấm táo có thể điều trị tình trạng thiếu máu. Bạn hãy pha hai thìa cà phê giấm táo vào nước chanh và uống vào lúc sáng sớm.
3. Sử dụng hạt vừng
Lấy một thìa canh hạt vừng và đun sôi với nước trong 10 phút. Thêm một thìa cà phê mật ong, uống hàng ngày để điều trị thiếu máu.
4. Tập yoga
Tập yoga có lợi cho người bị thiếu máu do suy thận
Tập yoga có lợi đối với người bị thiếu máu. Một số tư thế yoga có thể làm tăng tuần hoàn máu trong cơ thể.
5. Tắm muối Epsom
Cách này giúp làm tăng tuần hoàn máu, phòng ngừa chóng mặt do thiếu máu. Ngâm chân trong nước muối Epsom ấm cũng rất có hiệu quả.