Nếu bị viêm thanh quản, nhất định phải tuân thủ chế độ chăm sóc đặc biệt này!

Cập nhật lúc 11:50 / 19.08.2019

Đa số những người thường xuyên phải nói to, nói nhiều hay bị viêm thanh quản. Đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc ngồi lâu trong phòng điều hòa. Để bảo vệ sức khỏe thanh quản, bạn cần một chế độ chăm sóc hợp lý, quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng và sinh hoạt. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho mọi người về cách bảo vệ thanh quản hiệu quả.

Bệnh viêm thanh quản làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Lý giải về nguyên nhân bệnh viêm thanh quản ngày càng gia tăng nhanh, các chuyên gia cho biết: “Viêm thanh quản là một bệnh thường gặp do nhiều yếu tố thuận lợi như sử dụng giọng nói không đúng, quá lạm dụng giọng, các bệnh đường hô hấp (viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan…) lan xuống thanh quản, hít phải khí độc, thời tiết lạnh”. Bệnh thường gặp ở những đối tượng hay phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình, người bán hàng…

Người nói nhiều dễ bị viêm thanh quản

Người nói nhiều dễ bị viêm thanh quản

Đa phần viêm thanh quản không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng lại tác động đến chất lượng cuộc sống do bệnh ảnh hưởng đến giọng nói - phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người.

Khi bị viêm thanh quản, dây thanh khép không kín khi phát âm nên lượng không khí từ phổi đi ra mất gấp 3 lần bình thường, làm các cơ hô hấp phải gắng sức. Chính vì vậy, người bị viêm thanh quản sẽ nhanh mệt khi nói. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm thanh quản có thể chuyển thành mạn tính, đây là yếu tố thuận lợi để hình thành các khối u ở thanh quản, nhất là ở nam giới.

Bị viêm thanh quản cần có chế độ chăm sóc như thế nào?

Khi bị viêm thanh quản, người bệnh cần quan tâm tới nhiều vấn đề, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.

Chế độ dinh dưỡng

– Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.

– Cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi.

– Hạn chế các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu…

– Hạn chế rượu và cafein để đề phòng khô họng.

– Nên lấy chanh tươi thái lát mỏng, nghệ tươi, đường phèn hấp cách thuỷ ngậm nhiều lần trong ngày. Dùng một số thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, húng chanh, mật ong, quất, gừng, tía tô, ngải cứu, bạc hà…

Bổ sung đủ chất khi bị viêm thanh quản

Bổ sung đủ chất khi bị viêm thanh quản

Chế độ sinh hoạt

– Thở không khí ấm trong mùa đông .

– Kiêng nói trong vài ngày (thường khoảng 3-5 ngày).

– Tránh tắm lạnh, nằm nghỉ ngơi, giữ ấm mũi họng, cổ ngực, gan bàn chân, tay.

– Tránh gió lùa. Nếu sổ mũi, ngạt mũi phải chữa sớm.

– Nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý.

– Xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả…

– Đắp khăn nóng trước cổ, xông hơi với tinh dầu thơm.

– Không để bị lạnh, ẩm kéo dài. Nhất là khi đi mưa về, cần lau khô người, thay quần áo, nếu không sẽ rất dễ bị lạnh.

– Đeo khẩu trang khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi, tránh tiếp xúc với hơi khí độc.

– Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối, đồng thời khám và điều trị ngay khi có biểu hiện khản tiếng kéo dài trên 1 tuần.

Vệ sinh mũi, họng phòng bệnh viêm thanh quản

Vệ sinh mũi, họng phòng bệnh viêm thanh quản

– Với giáo viên, ca sĩ là những người sử dụng dây thanh quản liên tục cần uống nước đủ, cách 15 phút nhấp giọng 1 lần để làm ẩm thanh quản.

– Nếu viêm thanh quản kèm sốt, ho, khản tiếng cần đến ngay chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị sớm. Những người làm nghề sử dụng giọng nói nhiều phải nghỉ ngơi cho đến khi bác sĩ chuyên khoa xác nhận thanh quản đã bình thường.

– Không uống nước đá lạnh.

– Đối với trẻ nhỏ, cần tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng đúng và đầy đủ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ.

– Cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt, bệnh nhân nên sử dụng Tiêu Khiết Thanh để dự phòng và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản.

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12277826