Tại sao trẻ bị bệnh tay chân miệng cần phải tạm nghỉ học và cách ly tại nhà?

Cập nhật lúc 11:56 / 19.08.2019

Trẻ bị bệnh tay chân miệng do siêu virus đường ruột gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm và rất dễ bùng phát, tạo thành ổ dịch. Đối tượng mắc tay chân miệng chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân tại sao cha mẹ cần cho trẻ nhiễm bệnh nghỉ học và cách ly tại nhà.

Tay chân miệng là bệnh gì?

Tay chân miệng là bệnh do virus Coxsackieviruses A16 và Enterovirus 71 gây ra. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa. Điều đáng lưu ý là trẻ có thể nhiễm tay chân miệng nhiều lần, do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định.

Bệnh tay chân miệng có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên, có một số biểu hiện thường thấy ở trẻ như:

- Sau 1 hoặc 2 ngày sốt cao, trẻ đã xuất hiện triệu chứng loét miệng. Thường sẽ có từ 5 - 10 vết trong miệng, khiến trẻ khó ăn, uống và nuốt. Trẻ rất khó chịu và quấy khóc. Những vết loét miệng này có thể sẽ tự hết trong khoảng 5 – 7 ngày.

Trẻ sốt cao khi bị tay chân miệng

Trẻ sốt cao khi bị tay chân miệng

- Sau khi xuất hiện vết loét trong miệng, những nốt nhỏ màu đỏ sẽ nổi dưới da trẻ, đặc biệt ở tay, chân và thỉnh thoảng gặp ở mông, háng. Những nốt này thường có kích thước khoảng 3 - 5 mm, không gây ngứa. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, mụn rất dễ vỡ, nước mụn chảy lan sang các vùng da xung quanh, khiến bệnh lây lan nhanh chóng và khó chữa trị.

Thông thường, tay chân miệng có thể biến mất sau 7- 10 ngày. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: Viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, viêm não - tiểu não...

Tại sao trẻ bị bệnh tay chân miệng cần phải cách ly tại nhà?

Virus tay chân miệng này thường xuất hiện và bùng phát ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ,… Bệnh có thể lây từ trẻ này qua trẻ khác khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt,... Vì vậy, tay chân miệng cực dễ lây lan và có thể thành ổ dịch lớn.

Trẻ sốt cao khi bị tay chân miệng

Trẻ sốt cao khi bị tay chân miệng

Đối tượng chủ yếu của tay chân miệng là trẻ em, trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn vì có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm và không phải ai bị nhiễm virus này cũng đều có biểu hiện của bệnh vì còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Thức ăn sẽ là nguồn lây nhiễm virus tay chân miệng chính. Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người bình thường với người bị nhiễm bệnh qua:

- Dịch tiết ra ở mũi hoặc dịch tiết họng khi trò chuyện

- Nước bọt, dịch tiết nước bọt

- Chất lỏng từ mụn nước khi vỡ ra

- Ở nơi không khí đông người sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Hiện nay vẫn chưa có vắc- xin bệnh tay chân miệng

Hiện nay vẫn chưa có vắc- xin bệnh tay chân miệng

Bởi tính chất lây lan của tay chân miệng nên nếu nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh, cha mẹ cần tạm cho trẻ nghỉ học tại nhà. Đồng thời, cho trẻ ở trong phòng hạn chế ra ngoài, tránh gió. Cha mẹ cũng cần khử trùng đồ dùng như bình sữa, bát đĩa, thìa, đũa cần bằng nước sôi và sử dụng riêng cho trẻ. Điều này giúp phòng tránh bệnh lây sang những người có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh.

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12246878