Người bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn thực phẩm nào?

Cập nhật lúc 12:03 / 19.08.2019

Thay đổi chế độ ăn uống của bạn thường là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh gút. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh những thực phẩm có hàm lượng purin cao để kiểm soát bệnh tốt hơn. Vậy người bị bệnh gút kiêng ăn những gì và nên ăn thực phẩm nào để giảm axit uric, phòng ngừa bệnh hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò gì với người bị gút?

Bệnh gút hình thành khi axit uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu, được thận lọc và sau đó đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Khi quá trình này không hoạt động, axit uric dư thừa có thể tích tụ trong các khớp, tạo thành những tinh thể sắc, nhọn gây ra cơn đau dữ dội tại khớp.

Bệnh gút gây nhiều đau đớn cho người mắc

Bệnh gút gây nhiều đau đớn cho người mắc

Sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu purin được coi là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gút. Purin là các hợp chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Khi ăn những thực phẩm có chứa purin, cơ thể bạn sẽ phân hủy chúng thành axit uric. Với người khỏe mạnh, thực phẩm chứa purin hoàn toàn không gây hại. Tuy nhiên, nếu đã mắc phải các triệu chứng của gút thì tiêu thụ thực phẩm này sẽ khiến bệnh gút dễ tái phát hơn.

Theo nghiên cứu của hơn 600 người mắc bệnh gút từ Đại học Boston, Hoa Kỳ được công bố trên tạp chí Annals, lượng purin có liên quan đến các cuộc tấn công bệnh gút nhiều hơn. Chính bởi vậy, bạn nên tránh xa một số thực phẩm giàu purin để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Người bị bệnh gút kiêng ăn những gì?

Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt có vai trò lớn với người bị gút. Vậy người bị bệnh gút kiêng ăn những gì và nên ăn thực phẩm nào?

1. Gan

Nếu bị bệnh gút, các món ăn từ gan như pate, gan xào,… là những thực phẩm bạn cần tránh vì chúng chứa rất nhiều purin. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh các món ăn từ nội tạng khác như: Tim, lòng, thận,… Nếu thích ăn pate, bạn có thể thử công thức pate chay làm từ nấm và quả óc chó cũng sẽ rất thú vị và không làm tình trạng bệnh gút xấu đi.

Người bị bệnh gút không nên ăn gan  2. Nước giải khát

Người bị bệnh gút không nên ăn gan

2. Nước giải khát

Đường fructose trong nước giải khát không chứa nhiều purin. Tuy nhiên, khi vào cơ thể, chúng có thể bị phân hủy và tạo thành purin. Nước ngọt đóng chai, nước ngọt có ga đều chứa hàm lượng fructose cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông uống hai hoặc nhiều hơn 1 lon nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 85% so với người uống ít hơn.

3. Thịt đỏ, thực phẩm giàu đạm

Thịt đỏ là loại thịt có màu sắc đỏ tươi khi còn sống. Thịt đỏ chứa hàm lượng purin cao, thường trên 150mg/100g. Trong khi đó, người bệnh gút chỉ được sử dụng tối đa 135 – 150mg purin/ngày. Một số loại thịt giàu đạm chứa nhiều nhân purin có thể kể đến như: Thịt nạc bò, thịt dê, thịt chó, thịt cừu, thịt mèo, thịt heo… 

Trong các loại thịt này, người bệnh vẫn có thể sử dụng thịt heo, thịt bò nhưng cần hạn chế, chỉ nên dùng dưới 70g mỗi ngày để không làm tăng axit uric máu và tái phát cơn đau bệnh gút. Bởi trong 100g thịt lợn, thịt bò thường chứa tới 150 – 200mg purin.

4. Cá biển và hải sản

Các loại hải sản như sò, ốc, tôm, cua là những thực phẩm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, chúng lại giàu nhân purin, khi sử dụng sẽ chuyển hóa thành các axit uric trong máu và gia tăng các tinh thể muối urat khiến bệnh gút thêm nghiêm trọng. 

Người bị gút nên cẩn trọng khi ăn hải sản

Người bị gút nên cẩn trọng khi ăn hải sản

Bên cạnh đó, cá biển cũng là thực phẩm mà người bệnh gút không nên sử dụng. Đặc biệt là các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá mòi… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người bị bệnh gút vẫn có thể sử dụng cá đồng để thay thế như cá rô phi, cá trắm cỏ,…vì chúng chứa ít purin hơn.

5. Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo sẽ làm ảnh hưởng quá trình đào thải các chất của cơ thể và còn khiến cho axit uric bị lắng đọng lại, gây ảnh hưởng đến bệnh. Không chỉ vậy, những nguy cơ gây tăng cân, béo phì và không tốt cho sự hấp thu của cơ thể. Những thực phẩm này bao gồm: Mỡ, da động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên, quay,…

Người bị bệnh gút nên ăn gì?

Mặc dù chế độ ăn kiêng thân thiện với bệnh gút khiến bạn bị thu hẹp thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi còn có rất nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp mà bạn có thể thưởng thức. Các thực phẩm này gồm có:

- Trái cây: Tất cả các loại trái cây thường tốt cho bệnh gút. Anh đào thậm chí có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công bằng cách giảm nồng độ axit uric và giảm viêm.

Trái cây tốt cho người bị gút

Trái cây tốt cho người bị gút

- Rau: Tất cả các loại rau đều tốt, bao gồm khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau lá xanh đậm.

- Các loại đậu: Tất cả các loại đậu đều tốt, bao gồm đậu lăng, đậu, đậu nành và đậu phụ.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Chúng bao gồm yến mạch, gạo nâu và lúa mạch.

- Các sản phẩm từ sữa: Tất cả các sản phẩm sữa đều an toàn, nhưng sữa ít béo dường như đặc biệt có lợi.

- Các loại thảo mộc và gia vị: Tất cả các loại thảo mộc và gia vị.

- Dầu thực vật: Bao gồm dầu canola, dừa, ô liu và dầu lanh.

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12247037