Bị bệnh mỡ máu cần kiêng gì để không làm triệu chứng nặng thêm?

Cập nhật lúc 13:03 / 19.08.2019

Máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến. Nhiều người băn khoăn, người bệnh máu nhiễm mỡ cần kiêng gì để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm? Hãy dành ra 5 phút để giải đáp tất cả các thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường gặp, bao gồm:

- Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Tiêu thụ nhiều mỡ động vật, đường, trứng, gan, sữa, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm đóng hộp làm tăng nguy cơ bị mỡ máu cao.

- Sử dụng các chất kích thích: Uống nhiều bia, rượu và hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, bia, rượu cũng làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị.

Uống nhiều bia, rượu làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ

Uống nhiều bia, rượu làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ

- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Ngồi một chỗ, lười vận động,… sẽ làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.

- Mắc một số bệnh lý gây máu nhiễm mỡ thứ phát như: Tiểu đường, xơ gan, hội chứng thận hư, suy giáp,… có thể làm mỡ máu tăng cao.

- Uống thuốc gây rối loạn lipid: Một vài loại thuốc mà bạn đang sử dụng cũng có thể làm tăng nguy cơ mỡ máu như thiazid, corticoid, estrogen,…

Bị bệnh máu nhiễm mỡ cần kiêng gì?

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ ở nhiều người. Dưới đây là một số thực phẩm cần hạn chế để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng:

- Muối: Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột; hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

Người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế ăn mặn

Người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế ăn mặn

- Đồ uống có cồn: Người bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn.

- Đường: Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt.

- Thuốc lá: Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là phủ tạng động vật. Bên cạnh đó, không nên ăn quá 2 quả trứng/ngày do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol. Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.

- Chất béo no: Chất béo no không những làm tăng lượng cholesterol mà còn khiến người mắc có nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của người bị bệnh mỡ máu.

- Hạn chế ăn tối muộn: Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến cho hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Lâu ngày, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch. Bởi vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp đi dạo để tiêu hao năng lượng một cách hiệu quả, từ đó giảm cholesterol.

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12135008