Điều trị nám da bằng tia laser - tại sao nhiều chuyên gia không khuyến khích áp dụng?

Cập nhật lúc 13:09 / 19.08.2019

Điều trị nám bằng tia laser là một trong những phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả trị nám bằng laser không như lời đồn, thậm chí trong một số trường hợp còn khiến tình trạng nám da trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, nhiều chuyên gia trên thế giới không khuyến khích mọi người áp dụng phương pháp này. Mời bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau!

Nguyên nhân nám da là do đâu?

Nám da là những đốm sẫm màu, xuất hiện trên da do tăng sắc tố. Những vết nám tập trung nhiều ở má, sống mũi, trán, cằm và đôi khi trên các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: Bàn tay, cánh tay,...

Nguyên nhân gây nám da là do sắc tố melanin (sắc tố quyết định màu da) tăng cường sản sinh trong cơ thể, sau đó phân bố không đều mà co cụm tại một vùng nhất định dưới lớp biểu bì, khiến vùng da đó trở nên tối màu hơn so với những khu vực khác. Sự tăng sinh melanin xảy ra khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi hoặc khi có ánh nắng mặt trời tác động. Việc tăng sinh này là cần thiết bởi melanin sẽ trở thành một lớp tường thành để bảo vệ da, nếu không có melanin, làn da sẽ mất đi lớp bảo vệ, có thể dẫn tới ung thư da. 

Cơ thể tăng tiết melanin để bảo vệ da khỏi tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời

Cơ thể tăng tiết melanin để bảo vệ da khỏi tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời

Nám da không ảnh hưởng tới sức khỏe, song nó ảnh hưởng tiêu cực về mặt thẩm mỹ. Một số trường hợp nám da nghiêm trọng, người bị nám luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti, cản trở việc giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế, nhiều người luôn tìm đủ mọi cách để trị nám da, trong đó có phương pháp trị nám da bằng tia laser.

Điều trị nám bằng tia laser có hiệu quả không?

Về bản chất, trị nám da bằng laser là phương pháp sử dụng những tia laser năng lượng thấp để phá hủy sắc tố melanin, từ đó làm tan các vết nám. Cách trị nám này tạo ra thay đổi lớn chỉ trong thời gian ngắn nên có thể khiến người dùng hết sức vui mừng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp sau một thời gian lại thấy nám da quay trở lại và nghiêm trọng hơn rất nhiều, không có cách nào trị được. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi việc can thiệp thô bạo vào quá trình sản sinh melanin sẽ làm mất đi lớp tường thành bảo vệ của da, khiến da lão hóa vĩnh viễn. Hơn nữa, làn da của người châu Á cũng khá nhạy cảm, tia laser tác động vào sẽ khiến da mỏng hơn và dễ bị kích ứng, sắc tố melanin càng sản sinh nhiều hơn. 

Nhiều người bị nám nặng hơn sau khi trị liệu bằng laser

Nhiều người bị nám nặng hơn sau khi trị liệu bằng laser

Bác sĩ Roopal V. Kundu (Đại học Y khoa Feinberg, Chicago, Mỹ) chia sẻ: "Trong một số trường hợp, phương pháp trị liệu bằng laser có thể phá hủy tế bào, dẫn đến việc hình thành những đốm trắng ở khu vực trị liệu. 

Chung quan điểm với bác sĩ Roopal, bác sĩ da liễu Davin Lim cũng từng chia sẻ về việc xây dựng liệu trình trị nám cho bệnh nhân, trong đó ông không khuyến khích việc sử dụng laser vì nhiệt từ tia laser có thể kích thích da sản sinh sắc tố khiến tình trạng nám da trở nên tồi tệ hơn.

Đứng trên lập trường của một người đã từng trị nám da bằng laser, chuyên gia chăm sóc da Melanie Grant cho biết, cô không khuyến khích mọi người áp dụng phương pháp này, lý do cũng là bởi nhiệt độ sản sinh từ tia laser tác động lên da có thể làm tăng sắc tố. Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những sản phẩm lột da hóa học bởi chúng an toàn và cho hiệu quả ấn tượng hơn. 

Trị nám da bằng laser cho hiệu quả nhanh nhưng khó bền

Trị nám da bằng laser cho hiệu quả nhanh nhưng khó bền

Như vậy, điều trị nám da bằng tia laser có hiệu quả không vẫn là điều đang gây nhiều bối rối. Nếu bạn vẫn kiên quyết muốn trị nám bằng laser, bác sĩ Davin Lim khuyên bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia da liễu, và chọn những loại laser nhẹ nhàng để không khiến da bị kích ứng. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ phá hủy melanin chứ không có tác dụng ngăn ngừa vết nám mới, cho nên sau khi trị liệu, bạn cần chăm sóc da chu đáo bằng cách bôi kem chống nắng đầy đủ, tẩy da chết đều đặn và sử dụng những sản phẩm dưỡng da đặc trị để phòng ngừa nám da hiệu quả.

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12346302