Sự kết tinh từ các khoáng chất dư thừa đã tạo nên những khối rắn mang tên sỏi thận. Một trong những căn nguyên chính gây ra các cơn đau dữ dội ở bụng, sườn hoặc háng, kèm theo tình trạng tiểu máu. Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi, và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận nếu không được phát hiện sớm và trị kịp thời.
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là các tinh thể vật cứng hình thành trong thận hoặc đường tiết niệu. Thành phần của sỏi thận là các chất khoáng tạo tinh thể như canxi, natri, oxalat, acid uric… đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng ở nồng độ quá cao, chúng sẽ lắng đọng và kết tinh tạo thành sỏi. Tùy theo thời gian, vị trí và mức độ lắng đọng mà kích thước của viên sỏi to nhỏ khác nhau.
Trong đường tiết niệu có thể xuất hiện nhiều loại sỏi khác nhau như sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, tuy nhiên thận có cấu tạo tương đối phức tạp, nhiều khe, ngóc cạnh nên các chất dễ bị lắng đọng và nguy cơ hình thành sỏi cao hơn các vị trí khác.
Sỏi thận có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau và gây đau khi di chuyển
Dấu hiệu bệnh sỏi thận cảm nhận như thế nào?
Một viên sỏi thận có thể không gây ra triệu chứng bệnh cho đến khi nó di chuyển trong thận hoặc đi vào ống niệu quản hay bàng quang. Lúc này, người bệnh có thể cảm nhận thấy các dấu hiệu sau:
– Đau: Cơn đau theo từng cơn dữ dội ở bên hố thắt lưng, dưới xương sườn, lan đến vùng bụng dưới và háng. Đau đến nỗi không thể ngồi yên hoặc tìm thấy một tư thế nào thoải mái. Do sỏi làm bít lại dòng chảy của nước tiểu, vì vậy, cơn đau thường xuất hiện khi đi tiểu. Khi cựa mình, viên sỏi di chuyển khiến nước tiểu rỉ thoát ra ngoài được nên người bệnh có thể cảm thấy bớt đau. Những trường hợp sỏi vừa hoặc nằm ở vị trí bể thận thì thường gây cảm giác đau âm ỉ.
– Đái ra máu: Nước tiểu hồng, như màu nước rửa thịt, không có máu cục do sỏi gây tổn thương thành niệu quản và chảy máu.
– Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều hơn bình thường. Khi bị nhiễm trùng, nước tiểu đục, có màu mủ trắng hoặc có mùi hôi.
– Buồn nôn và ói mửa
– Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng, dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp tính.
Để hiểu rõ hơn về bệnh sỏi thận và các dấu hiệu điển hình, mời bạn theo dõi tư vấn của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc, Nguyên chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 trong video dưới đây:
PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn tư vấn về bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu
Các loại sỏi thận thường gặp
Biết được loại sỏi thận sẽ xác định được căn nguyên gây bệnh và tìm ra hướng điều trị hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Một số loại sỏi thận thường gặp như:
– Sỏi canxi: Hầu hết các trường hợp mắc sỏi thận là sỏi canxi cứng, dưới dạng canxi oxalat hoặc phosphat với nhiều hình thù khác nhau (chiếm tỷ lệ 80%). Oxalat là một chất tự nhiên có trong thực phẩm như cải thìa, củ cải đường, socola, các loại hạt. Ngoài ra, việc sử dụng vitamin D, vitamin C liều cao dễ làm tăng nồng độ canxi oxalat trong nước tiểu.
– Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng, sỏi san hô: chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Sỏi tạo thành là do magie kết hợp với chất thải của vi khuẩn (amoniac), đồng thời sự xuất hiện của sỏi cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong đường tiểu gây nhiễm trùng.
– Sỏi acid uric: chiếm tỷ lệ 10%, thường gặp ở người có nồng độ acid uric cao và độ pH của nước tiểu thấp.
– Sỏi cystine: rất hiếm gặp. Đây là loại sỏi có tính di truyền rõ rệt, lúc này, thận tiết ra quá nhiều chất kháng lại sự đào thải amino acid cystin.
Vì sao bệnh sỏi thận là dễ xuất hiện?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh sỏi thận, cụ thể là do:
– Nước tiểu cô đặc khiến cặn sỏi dễ lắng đọng và hình thành, nguyên nhân là do cơ thể bị mất nước, thiếu nước do đổ mồ hôi nhiều, tiêu chảy kéo dài, ít vận động, hoặc do dị dạng đường tiểu, u xơ tiền liệt tuyến, dị vật trong thận – bàng quang…
– Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
– Thực phẩm ăn không cân bằng: ăn quá nhiều thịt, muối, đường… dễ làm tăng lượng canxi đào thải qua thận.
Ăn nhiều thịt cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận
Ai có nguy cơ bị sỏi thận?
Bất cứ ai cũng có thể mắc sỏi thận, tuy nhiên yếu tố nguy cơ mắc sỏi thận sẽ cao hơn ở những trường hợp sau:
– Gia đình có người từng bị sỏi thận.
– Người mắc các bệnh mạn tính như: bệnh dạ dày, viêm ruột, bệnh gút, nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài, bệnh loãng xương, tiểu đường, tăng huyết áp, cường giáp hoặc mắc bệnh phải nằm điều trị lâu ngày.
– Sau phẫu thuật dạ dày – ruột, mổ đẻ…
– Người ít vận động, ngồi nhiều, phải nhịn tiểu lâu như nghề lái xe, máy bay..
– Người ăn kiêng, chế độ ăn khô khan, phụ nữ mang thai.
– Sử dụng thuốc như nhóm lợi tiểu, thuốc kháng acid có chứa canxi…
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi thận sẽ thực sự nguy hiểm nếu viên sỏi tăng nhanh về số lượng và kích thước, gây ra những biến chứng sau:
– Tắc nghẽn đường tiểu: sỏi thận rơi xuống niệu quản, niệu đạo và gây tắc đường tiểu và ứ nước kéo dài.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: sỏi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng, sốt cao, tiểu mủ, tiểu ra máu.
– Suy thận cấp và mạn tính.
– Vỡ thận đột ngột.
Điều trị sỏi thận – lựa chọn giải pháp tối ưu giúp phòng biến chứng suy thận
Với sự phát triển của y học hiện đại, điều trị sỏi thận có nhiều cải tiến với nhiều phương pháp mới. Việc lựa chọn cách điều trị sẽ tùy thuộc vào vị trí, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận.
Điều trị nội khoa: Đông tây y kết hợp
– Thuốc giảm đau: một số loại như ibuprofen, paracetamol… có thể giúp làm dịu các cơn đau do sỏi.
– Thuốc giãn cơ trơn: để việc đào thải sỏi dễ dàng hơn, hạn chế đau
– Thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất và muối trong nước tiểu: tương ứng với từng loại sỏi:
+ Sỏi canxi: thuốc lợi tiểu
+ Sỏi acid uric: thuốc giảm nồng độ acid uric trong máu và nước tiểu, kết hợp thuốc để ổn định độ kiềm trong nước tiểu.
+ Sỏi struvite: kháng sinh để chống nhiễm trùng đường tiểu.
+ Sỏi cystine: cần uống nhiều nước và dùng thuốc làm giảm nồng độ cystine trong nước tiểu.
– Sản phẩm thảo dược hỗ trợ trị sỏi thận: Thực tế, thuốc tây y hay phẫu thuật vốn chỉ là những giải pháp cấp bách, bởi chúng không thể tác động trực tiếp được tới căn nguyên bệnh nên tỷ lệ tái phát sỏi cao, đó là chưa kể đến một số tác dụng phụ nếu dùng thuốc tây dài ngày và một số rủi ro sau phẫu thuật. Do đó, để điều trị sỏi thận một cách hiệu quả nhất cần phải ngăn chặn ngay từ những yếu tố hình thành, đồng thời phân tán, bào mòn sỏi, tránh nguy cơ viêm, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến chức năng thận – tiết niệu về sau.
Hướng đến mục tiêu này, giải pháp chữa sỏi thận bằng Đông y từ các thảo dược được đánh giá cao và khi kết hợp đồng thời nhiều thảo dược vừa giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Trong đó, không thể thiếu bộ 7 thảo dược: Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi. Sự cộng hưởng tác dụng này tác động toàn diện vừa giúp lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi, cặn lắng theo cơ chế “ nước chảy đá mòn” đồng thời khả năng kiềm hóa nước tiểu của Kim tiền thảo, Râu mèo sẽ ngăn ngừa lắng đọng và tăng hòa tan khoáng chất để phòng ngừa sỏi tái phát hiệu quả hơn. Ngoài ra, các hoạt chất sinh học có trong các thảo dược này có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu do sỏi thận. Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể sử dụng trọn bộ 7 thảo dược này trong viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye để hỗ trợ điều trị sỏi thận một cách an toàn và hiệu quả.
Sản phẩm thảo dược cho người bệnh sỏi thận
Kết hợp Đông – Tây y cũng là phương châm của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn trong điều trị các bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Phó giáo sư cho rằng, đây là giải pháp an toàn, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Nhận định về các viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu, Phó giáo sư đánh giá cao hiệu quả của sản phẩm Stonebye khi phù hợp cho cả những người bị sỏi và đã phẫu thuật mổ tán sỏi để phòng ngừa bệnh tái phát. Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia trong video dưới đây:
PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn đánh giá về tác dụng của Stonebye
Có rất nhiều người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu những tưởng phải sống chung với bệnh sỏi thận cả đời bởi bệnh tái phát nhiều lần, nhưng khi biết đến viên uống thảo dược Stonebye, họ đã tìm được giải pháp cho chính mình khi sỏi được bào mòn nhanh và đào thải ra ngoài, giảm tối đa nguy cơ sỏi tái phát và tránh khỏi nỗi lo phẫu thuật. Cùng tìm hiểu câu chuyện của họ qua bài viết: Tổng hợp bí quyết giúp đánh bay sỏi thận, sỏi tiết niệu ngay tại nhà
Điều trị ngoại khoa loại sỏi
Trong những trường hợp kích thước sỏi quá lớn và có biến chứng, một số phương pháp sau có thể được áp dụng:
– Tán sỏi ngoài cơ thể (áp dụng sỏi dưới 3cm): sử dụng năng lượng từ tia laser hoặc sóng xung kích để phá vỡ bề mặt và làm vụn sỏi, đào thải ra ngoài bằng đường tiểu.
– Tán sỏi nội soi ngược dòng: dùng ống soi niệu quản đi vào vị trí sỏi, kết hợp năng lượng laser để phá vỡ sỏi, bơm rửa ra ngoài.
– Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: với sỏi bể thận, 1/3 trên niệu quản, sỏi lớn, mật độ chắc, khó vỡ.
– Lấy sỏi qua da: với sỏi bể thận, kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng,…
– Mổ mở lấy sỏi: do nhiều tai biến và lâu hồi phục nên hiếm khi áp dụng.
Người bị sỏi thận nên ăn gì, uống gì để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát?
Theo các chuyên gia thận tiết niệu, người bị sỏi thận nên lưu ý tới chế độ ăn uống của mình như sau:
– Uống nhiều nước: đây là cách phòng ngừa an toàn, hiệu quả và rẻ tiền. Mỗi ngày bạn nên nạp đủ lượng nước cho cơ thể, khoảng 2,6 lít nước (tương đương 6 – 8 cốc nước và uống nhiều lần trong ngày). Nếu bạn hoạt động nhiều, bị ra nhiều mồ hôi thì cần phải uống nhiều nước hơn.
– Ăn nhiều rau củ quả tươi, đặc biệt là các trái cây chứa nhiều citrate tự nhiên như cam, chanh, bưởi, kiwi,…: tăng cường chất xơ nhằm hạn chế sự tái hấp thu chất oxalat, tăng độ kiềm cho nước tiểu để bài sỏi.
– Ăn nhạt, ít muối và ít protein.
– Duy trì bổ sung canxi từ thực phẩm với lượng khoảng 800mg – 1200mg có trong các loại hải sản, sữa, trứng, phô mai,… và lưu ý khi sử dụng các viên uống bổ sung canxi trực tiếp
– Hạn chế thực phẩm giàu oxalat: đậu nành, đậu phộng, đậu bắp, rau bina, cà rốt, củ cải đường, trà đen, hành tây, khoai lang, hạt tiêu đen, socola, dứa, táo, mận, dừa,…
– Tránh thực phẩm chứa chất purine như thịt, cá khô, nội tạng động vật,..
Với người bệnh sỏi thận, việc lựa chọn đúng giải pháp điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp bài mòn sỏi, ngăn ngừa nguy cơ tái phát mà không ảnh hưởng đến chức năng thận. Hi vọng với những gì tổng quan nhất từ bài viết này, bạn đã trang bị cho mình đủ những kiến thức cần thiết để ngăn chặn mối nguy hại tiềm ẩn do sỏi thận gây ra.
Ds. Thu Trang