Cha mẹ lo sợ không biết trẻ bị hôi miệng là bệnh gì? Hãy cùng giải đáp tại đây

Cập nhật lúc 13:35 / 21.08.2019

Nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng khi không biết trẻ bị hôi miệng là bệnh gì? Bởi dù đã hướng dẫn con chăm sóc răng miệng rất chi tiết và thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống, nhưng hơi thở của bé yêu vẫn có mùi khó chịu. Để lý giải hiện tượng này mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau!

Hôi miệng ở trẻ là gì?

Hôi miệng ở trẻ là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi, khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng. Hôi miệng gây mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện, làm bé mất tự tin trong giao tiếp.

 Hôi miệng ở trẻ là hiện tượng thường gặp

Hôi miệng ở trẻ là hiện tượng thường gặp

Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

- Vệ sinh răng miệng kém: Bé chưa biết cách chăm sóc răng hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến cặn thức ăn thừa đọng lại, lâu ngày sinh ra mùi khó chịu và làm hại chân răng.

- Lưỡi bẩn do không vệ sinh lưỡi.

- Khô miệng: Bé bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng khiến vi khuẩn trong miệng phát triển dẫn đến hôi miệng.

- Dị vật: Trẻ bị mắc dị vật trong mũi cũng khiến hơi thở bé có mùi.

- Bé đang bị viêm xoang, viêm amidan.

- Thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều tỏi, hành gây mùi hôi miệng.

Trẻ bị hôi miệng là bệnh gì?

Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý quan tâm và hướng dẫn con chăm sóc răng miệng. Hơi thở con có mùi hôi có thể là lời cảnh báo sức khỏe trẻ đang gặp vấn đề như:

Bệnh gan: Nếu hơi thở mang mùi hôi nồng như trứng thối tỏa ra từ hơi thở của bé, mẹ hãy cảnh giác với những vấn đề không hay liên quan tới chức năng gan của trẻ.

Bệnh đường tiêu hóa: Những mùi chua, tanh phát ra từ hơi thở của trẻ, kèm theo triệu chứng như nôn trớ sau ăn, biếng ăn có thể cảnh báo cho mẹ các chứng bệnh liên quan đến dạ dày. Trong khi mùi chua là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thì mùi tanh biểu hiện cho những vấn đề của hệ trao đổi chất ở trẻ nhỏ.

 Hơi thở có mùi cảnh báo nhiều bệnh lý mà bé yêu đang gặp phải

Hơi thở có mùi cảnh báo nhiều bệnh lý mà bé yêu đang gặp phải

Bệnh răng miệng: Những mảng vôi bám chặt vào chân răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ, từ đó làm nhiễm trùng nướu và chân răng. Trẻ hôi miệng cũng có thể do sâu răng. Vi khuẩn phá hủy lớp men, đục khoét phần tủy và phân hủy protein thành axit amin có mùi hôi. Ngoài ra, khô miệng hoặc vệ sinh lưỡi không đúng cách cũng là tác nhân gây mùi khó chịu cho hơi thở của trẻ.

Bệnh đường hô hấp: Vi khuẩn xâm hại hệ hô hấp của trẻ sẽ sinh ra chất dịch nhầy có mùi hôi, đây có thể là các triệu chứng của bệnh viêm họng, viêm amidan hay nhiễm trùng đường hô hấp, cúm, cảm lạnh, viêm tiểu phế quản,…

Các bệnh về mũi, xoang: Khoang mũi bị nhiễm trùng sẽ tạo ra những ổ mủ. Dịch mủ tích tụ lâu ngày sẽ chảy xuống đường hô hấp dưới gây mùi hôi thối. Nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, hơi thở của con sẽ sớm thơm tho trở lại.

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12346694