PGS.TS Trần Đình Ngạn tư vấn bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu và giải pháp trị hiệu quả

Cập nhật lúc 13:28 / 04.09.2019

Bạn có biết, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta hiện nay thì nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và sỏi tiết niệu là rất cao và hay tái phát?. Nhưng nếu muốn phòng ngừa và trị triệt để bệnh lý này thì không phải là không có cách. Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi là PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc, Nguyên chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 tìm hiểu rõ hơn về thông tin bệnh và cách ngăn chặn sỏi tiết niệu hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu là gì? Các loại sỏi thường gặp

Thưa PGS, sỏi thận, sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến đối với người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh này. Vậy mong PGS có thể giải đáp kĩ hơn bệnh sỏi đường tiết niệu là gì và theo y học sỏi được phân loại như thế nào?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Sỏi thậnsỏi đường tiết niệu là bệnh rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam – một nước có khí hậu nóng ẩm. Theo thống kê, tỷ lệ điều trị bệnh sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) tại khoa thận –  tiết niệu chiếm trên 40%. Sỏi tiết niệu là các cặn được bài tiết từ thận mà chủ yếu là các chất khoáng và một số cystine kết tinh với nhau và lớn dần tạo thành sỏi với nhiều kích thước. Các loại sỏi được chia theo vị trí và cấu trúc thành phần sỏi:

– Theo vị trí: có 4 loại sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

– Theo cấu trúc, thành phần: Sỏi vô cơ (sỏi canci chiếm trên 80%), sỏi hữu cơ (sỏi acid uric, sỏi cystine, sỏi struvite).

 PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp về bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp về bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Triệu chứng sỏi thận, sỏi tiết niệu điển hình nhất. Cách phân biệt sỏi ở các vị trí ?

Thưa PGS, có rất nhiều người chỉ phát hiện và điều trị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu khi các triệu chứng đã trở lên trầm trọng. Vậy đâu là các dấu hiệu cần nhận biết ngay từ giai đoạn sớm?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Thực tế có những người không biết mình bị bệnh sỏi, bệnh diễn biến im lặng suốt cả cuộc đời không hề gây đau đớn nhưng đến khi phát hiện thì sỏi đã lấp đầy thận, chức năng thận cũng bị ảnh hưởng nhiều, thể sỏi này rất nguy hiểm và đáng sợ. Chính vì vậy, mọi người nên biết và tìm hiểu về các dấu hiệu của sỏi. Những triệu chứng dễ dàng nhận biết đó là:

– Cảm giác đau tức, khó chịu mỗi lần đi tiểu.

– Đau lưng, đau vùng niệu quản, hạ sườn phải, đau lan xuống vùng bụng dưới rốn. Tùy sỏi nằm ở vị trí nào mà vị trí đau cũng khác nhau nhưng đều xuất hiện sau một vận động mạnh hoặc sau một chuyến công tác ngồi xe đường dài.

– Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu khó, tiểu đau, tiểu nhiều lần hoặc tiểu ra máu.

– Sốt cao, rét run, đây chính là dấu hiệu cho thấy sỏi đã gây biến những nhiễm trùng, do sỏi di chuyển sẽ làm xây xát, tổn thương đường niệu.

Khi đã có các dấu hiệu trên, bạn nên đến khám ngay tại các cơ sở y tế để thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán chính xác sỏi.

Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Nguyên nhân gây sỏi thận, sỏi tiết niệu là do đâu? Chuyên gia lý giải về “mùa sỏi thận”

Hiện nay, tỷ lệ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu đang ngày một gia tăng, vậy thưa PGS đâu là nguyên nhân chính gây sỏi, có những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bệnh? Ngoài ra, có nhiều người ví “mùa hè là mùa sỏi thận”, chuyên gia có đánh giá như thế nào?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận, sỏi tiết niệu, trong đó thường gặp nhất là:

– Thói quen nhịn tiểu, uống ít nước, mỗi lần chỉ nhấp một ngụm nhỏ, dù tổng lượng nước đưa vào vẫn đủ 2 lít/ngày nhưng không thể tạo nên dòng nước tiểu đủ mạnh để rửa trôi, đào thải các chất thải cặn lắng ra ngoài.

– Chế độ ăn không hợp lý, ăn dư thừa nhiều oxalat, canxi. Tuy nhiên không cần thiết phải kiêng kỵ hoàn toàn canxi mà nên bổ sung canxi từ thực phẩm khoảng 700 – 900 mg/ngày.

– Thói quen lười vận động làm cho các chất khoáng, cặn lắng dễ kết dính với nhau tạo thành sỏi.

– Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích.

Mùa hè cơ thể đổ nhiều mồ hôi làm mất nước khiến lượng nước tiểu giảm xuống, thêm vào đó nếu uống không đủ nước sẽ làm nước tiểu bị cô đặc, lắng đọng lâu trong thận, bàng quang, đây là điều kiện rất tốt cho các tinh thể kết dính hình thành sỏi.

 Tỷ lệ bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu tăng cao vào mùa hè

Tỷ lệ bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu tăng cao vào mùa hè (ảnh minh họa)

Sỏi thận, sỏi tiết niệu có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiện nay

Do có nhiều biến chứng nên mọi người cũng rất quan tâm rằng, bệnh sỏi thận chữa khỏi hoàn toàn được không? Hiện nay có những phương pháp nào để điều trị sỏi?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Hiện nay, y học đã có những bước tiến nhảy vọt trong quá trình điều trị, nếu phát hiện sớm khi kích thước sỏi nhỏ thì hầu hết có thể điều trị nội khoa rất tốt, đào thải được viên sỏi ra ngoài. Tuy nhiên sau điều trị sỏi vẫn có thể tái phát trở lại, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách dự phòng của chính người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Nên ưu tiên kết hợp Tây y và Đông y cùng chế độ sinh hoạt điều độ. Một số nhóm thuốc như: thuốc kháng sinh, men alpha – chymotrypsin giảm phù nề, ngăn sự kết dính của sỏi vào thành niêm mạc, thuốc giãn cơ trơn niệu quản để giúp sỏi di chuyển dễ dàng hơn

Trong sinh hoạt cần chú ý uống nhiều nước lọc, nước sắc mã đề, râu ngô,… vận động thường xuyên, nhảy dây,… Cần chú ý rằng, không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần phẫu thuật, với những sỏi kích thước dưới 15mm thì nên cân nhắc điều trị nội khoa tích cực bằng thuốc kết hợp thảo dược để sỏi đào thải ra ngoài một cách tự nhiên, còn khi sỏi lớn hơn có nguy cơ gây biến chứng thì có thể can thiệp ngoại khoa như tán/mổ sỏi.

Các kỹ thuật mổ/tán sỏi thận, sỏi tiết niệu: Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ

PGS có đề cập đến phẫu thuật sỏi thận, sỏi tiết niệu, thì hiện nay có những phương pháp nào đang được áp dụng? Trong các phẫu thuật này, đâu là những nguy cơ biến chứng có thể gặp phải?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Hiện nay, tùy thuộc vào vị trí và kích thước sỏi sẽ có những kỹ thuật can thiệp khác nhau như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi, lấy sỏi qua da hoặc mổ mở. Với những viên sỏi to từ 20 – 25mm có thể tán sỏi ngoài cơ thể. Nếu là sỏi san hô lấp đầy các đài bể thận, sỏi quá lớn thì thường cần mổ mở để bỏ hoàn toàn sỏi. Thông thường cần căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể để lựa chọn phương pháp tốt nhất, ít nhiễm trùng, vết mổ gọn, săn sóc sau mổ ít.

Một số biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu cấp tính, viêm đường tiết niệu, viêm thận mãn tính và hậu quả cuối cùng là suy thận. Do vậy, việc phẫu thuật cần cân nhắc giữa lợi ích nguy cơ, tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn phương pháp phù hợp.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận thường rất nhiều đau đớn và khó chịu, có người còn bị tiểu ra máu. Vậy, bệnh sỏi thận có nguy hiểm không, những biến chứng nào thường gặp? Ngoài ra, sỏi niệu quản thường có kích thước nhỏ hơn sỏi thận, liệu có nguy hiểm không?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Nhìn chung, sỏi thận là không thể coi thường và nhiều trường hợp được coi là cấp cứu bởi nếu sỏi thận gây tắc nghẽn khiến bể thận bị căng chướng, giãn rộng sẽ gây suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, nếu không tích cực phòng ngừa, sỏi tái phát nhiều lần khiến việc điều trị khó khăn hơn, tốn kém hơn. Sỏi thận có thể gây vỡ thận hoặc viên sỏi di chuyển gây trầy xước niêm mạc, nhiễm khuẩn ngược dòng, viêm thận, bể thận, suy thận.

Với sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo tuy kích thước nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là khi viên sỏi làm cản trở lưu thông nước tiểu hoặc gây sưng viêm, phù nề, làm giãn phình các vị trí phía trên so với viên sỏi.

Chữa sỏi thận, tiết niệu bằng Đông y qua đánh giá của chuyên gia

Hiện nay có rất nhiều người áp dụng phương pháp chữa sỏi thận bằng Đông y hay thuốc nam chữa sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. PGS đánh giá như thế nào về giải pháp này và có những lưu ý gì cho người bệnh?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Từ hàng nghìn năm nay, ông cha ta đã biết đến rất nhiều cây thuốc quanh vườn nhà để điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu do vậy chúng ta hoàn toàn có thể khai thác. Là một người làm khoa học, tôi rất khách quan và cũng không kỳ thị với bất kỳ phương pháp nào, vì ông cha ta đã từng dùng mà có hiệu quả và cũng không có tác dụng phụ gì cả, nên chúng ta hãy cứ tin tưởng dùng rồi mới đưa ra những nhận xét, chứ không nên ngay lập tức phủ nhận.

Với phương pháp chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng Đông y có điểm rất hay là một cây thuốc lại có nhiều tác dụng, vừa có lợi tiểu, vừa có kháng sinh,… đồng thời có thể dùng lâu dài mà không có tác dụng phụ gì. Những thảo dược như Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử, Bán biên liên… bản thân tôi cũng đã kê dùng thấy có hiệu quả mà không gây hại. Đây là những thảo dược giúp lợi tiểu, chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, chống đông máu,… kết hợp lại với nhau để đạt được mục tiêu là chống nhiễm khuẩn, làm tan sỏi, giúp tống sỏi ra ngoài hiệu quả.

Giải pháp từ thảo dược giúp bài trừ sỏi thận, sỏi tiết niệu hiệu quả

Về phương pháp chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu bằng thảo dược, sản phẩm Stonebye đang được rất nhiều người bệnh tin dùng nhờ công thức 7 thành phần tiêu biểu. Vậy PGS có nhận định như thế nào về sản phẩm này và những ai có thể sử dụng sản phẩm?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Stonebye có chứa 7 thành phần rất quen thuộc như Râu mèo, Râu ngô, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi, Xa tiền tử. Mỗi thành phần này vừa có công dụng riêng nhưng lại cộng hưởng tác dụng với nhau giúp lợi thủy (lợi tiểu), kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ làm mềm, làm tan sỏi và cầm máu, giãn cơ trơn tiết niệu để đào thải sỏi dễ dàng hơn. Chính vì vậy, 7 thành phần này khi dùng kết hợp với nhau và tính toán liều lượng kỹ lưỡng, an toàn thì đây chính là một sản phẩm tốt.

Mặc dù hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm có thành phần tương tự nhưng tôi tin tưởng Stonebye bởi rất an toàn, không gây tác dụng phụ, được sản xuất bào chế hiện đại và thuận tiện sử dụng, tiết kiệm thời gian khi không phải đun sắc. Sản phẩm Stonebye phù hợp với:

– Người bị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, những người đã phẫu thuật mổ/tán sỏi

– Người có cặn lắng trên đường tiết niệu

– Người bị viêm đường tiết niệu, người bị tiểu buốt, tiểu khó. Đặc biệt là những phụ nữ trên 40 tuổi gặp các triệu chứng trên hoàn toàn nên sử dụng sản phẩm để ngăn ngừa viêm tiết niệu.

PGS Trần Đình Ngạn đánh giá về hiệu quả của viên uống Stonebye

Đau lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu là bệnh gì? Có phải bệnh sỏi thận?

Cô Thanh Nga: Tôi 55 tuổi, dạo gần đây tôi thấy đau nhiều ở hố thắt lưng bên trái. Tôi cũng bị tiểu buốt và đi tiểu rất nhiều lần, nước tiểu vàng đậm, thỉnh thoảng ra máu. Chuyên gia cho tôi hỏi có phải tôi bị sỏi thận không hay bị bệnh gì khác? Tôi cần phải chữa như thế nào?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Tôi thấy bạn có thể gặp hai trường hợp. Thứ nhất, nếu tiểu nhiều lần thì có thể do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều lần. Thứ hai nếu thấy bí tức, thỉnh thoảng mới phải đi tiểu thì nhiều khả năng là do sỏi thận. Tuy nhiên, theo tôi bạn nên đến phòng khám gần nhà có siêu âm ổ bụng, xét ngiệm nước tiểu để kiểm tra. Nếu nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu mà chỉ hơi giãn thận một chút, thì đây là viêm cấp tính. Còn nếu có hình ảnh sỏi cản quang, thì chắc chắn do sỏi, ở trưởng hợp này có thể là sỏi bàng quang hoặc sỏi thận.

Về vấn đề điều trị, nếu sỏi nhỏ thì trước hết vẫn phải dùng kháng sinh vì bạn có biểu hiện tiểu ra máu, và phải nằm yên, nghỉ ngơi, ít vận động. Đồng thời kết hợp với Transamin liều 2 viên hoặc 4 viên/ngày tùy mức độ. Ngoài ra, kết hợp sản phẩm thảo dược có chứa nhọ nồi rất tốt vì chúng có tác dụng cầm máu. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tùy vào hoàn cảnh mà bác sĩ có hướng xử trí thích hợp.

Bệnh sỏi thận 10mm nên dùng Stonebye trong thời gian bao lâu?

Bạn Thanh Tùng: Tôi bị sỏi thận 2 bên, kích thước khoảng trên 10mm, bên trái tán 1 lần, bên phải mổ phanh 2 lần, giờ bị lại, tôi có đang dùng sản phẩm Stonebye được 2 – 3 tháng nay, thấy giảm xuống còn 9mm, vậy có nên tiếp tục dùng không, dùng bao lâu?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Với tình trạng như bạn trao đổi là khá phức tạp, đã tán sỏi và mổ hở lấy sỏi nhưng nay bệnh bị tái lại nên chứng tỏ bạn có cơ địa dễ bị sỏi. Hiện nay bạn đang dùng sản phẩm Stonebye thấy cải thiện tốt, sỏi giảm kích thước và không bị xuất hiện tình trạng bí tiểu, đau buốt,… thì bạn nên nên kiên trì sử dụng sản phẩm theo liệu trình mà không cần quá lo lắng để đào thải viên sỏi ra ngoài, chú ý uống nhiều nước và định kỳ đi kiểm tra chức năng thận.

Viêm đường tiết niệu và bệnh sỏi thận 8mm nên dùng Stonebye như thế nào?

Anh Hải: Tôi bị sỏi thận 8mm, gần đây đau lưng lan xuống vùng bụng dưới kèm theo đi tiểu buốt nhiều lần. Tôi đi khám thì bác sĩ nói tôi bị viêm tiết niệu do sỏi. Tôi biết đến sản phẩm Stonebye vừa hỗ trợ về sỏi vừa hỗ trợ về viêm. Liệu tôi dùng Stonebye được không?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Với trường hợp của bạn dùng Stonebye sẽ rất tốt vì sản phẩm này chứa đầy đủ các vị thảo dược vừa giúp lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu, chống nhiễm khuẩn, giảm phù nề, hỗ trợ làm giảm kích thước viên sỏi và cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu. Nếu trong trường hợp đau nhiều quá bạn có thể dùng thêm các thuốc giảm đau. Đồng thời, bạn cần theo dõi nước tiểu thường xuyên, tôi đã gặp rất nhiều trường hợp sỏi kích thước bé như bạn khi đi tiểu có thể đái ra sỏi, ở nam giới do cấu trúc niệu đạo dài, phức tạp sẽ khó khăn hơn so với phụ nữ nhưng vẫn có thể đào thải được. Bên cạnh đó, bạn cần uống nhiều nước, vận động nhiều.

Dưới đây là chi tiết chương trình tham vấn của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn về các bệnh lý sỏi thận, sỏi tiết niệu. Bạn đọc có thể theo dõi trực tiếp tại đây:

Chuyên gia tư vấn về bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Phát hiện và điều trị sớm bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu chính là bí quyết để bảo vệ một hệ tiết niệu khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, các bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc Zalo số 0981670198 để được tư vấn trực tiếp.

Ban thư ký chương trình

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12248476