Điều trị sỏi tiết niệu khó hay dễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ bệnh, sự tuân thủ chỉ định, chế độ chăm sóc… trong đó, yếu tố quan trọng nhất là phương pháp điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 3 phương pháp điều trị sỏi tiết niệu tối ưu hiện nay để giúp bạn dễ dàng đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.
Điều trị sỏi tiết niệu bằng cách thay đổi lối sống
Uống đủ nước
Theo các chuyên gia y tế, một ngày lượng nước tiểu từ 1,5 lít trở lên sẽ hạn chế đáng kể nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. Muốn đạt được con số này, mỗi ngày, một người bình thường cần uống khoảng 2 – 3 lít nước. Cần tăng cường bổ sung chất lỏng nếu bạn làm việc trong điều kiện nóng bức, bị ra nhiều mồ hôi, mất nhiều nước.
Tránh sử dụng thuốc chứa canxi, vitamin D, vitamin C
Sử dụng liều cao các loại thuốc bổ sung canxi, vitamin D sẽ khiến nồng độ canxi trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi để sỏi canxi hình thành và phát triển. Trong khi dùng thuốc bổ sung vitamin C sẽ làm tăng tính acid của nước tiểu, qua đó làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi tiết niệu. Do vậy theo khuyến cáo, người bệnh hoặc người có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi tiết niệu chỉ nên bổ sung đủ lượng canxi, vitamin D, vitamin C hàng ngày qua thực phẩm như trứng, sữa, ngũ cốc, cam chanh…
Hạn chế protein động vật
Chế độ ăn giàu protein từ thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt gà, nội tạng động vật… sẽ làm tăng tính acid của nước tiểu và làm tăng nồng độ acid uric, điều này sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi uric và sỏi canxi. Mỗi ngày, bạn không nên ăn quá 150g thịt các loại.
Ăn nhạt
Dùng nhiều muối sẽ khiến canxi không được tái hấp thu ở thận mà bị đào thải nhiều hơn qua nước tiểu, đây là nguyên nhân tạo ra sỏi tiết niệu. Chính vì vậy, nếu muốn điều trị sỏi tiết niệu đạt kết quả tốt, người bệnh cần cắt giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày, tối đa không quá 2,3g muối/ngày.
Hạn chế thực phẩm giàu oxalat
Hạn chế dùng socola, khoai lang, cà phê, củ cải, rau bina, đậu nành, cám lúa mì,… sẽ giúp bạn phòng và điều trị sỏi oxalat hiệu quả. Nếu sử dụng thì tốt nhất nên kết hợp với các thực phẩm chứa canxi trong cùng một bữa ăn.
Hạn chế uống cà phê là sẽ giúp điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả
Thuốc trong điều trị sỏi tiết niệu
Một số nhóm thuốc chính được sử dụng đó là:
Thuốc làm giảm triệu chứng đau do sỏi:
– Thuốc giảm đau nhóm N-saids: Paracetamol, Natri naproxen, Ibuprofen…
– Thuốc giãn cơ: thuốc chẹn Alpha thường được sử dụng để làm giãn cơ niệu quản, bàng quang, niệu đạo, nhằm giúp sỏi tiết niệu đi qua dễ dàng hơn, giảm bớt đau đớn khi đi tiểu cho người bệnh, đồng thời giúp loại bỏ sỏi nhỏ cùng nước tiểu.
Việc dùng thuốc tây có ưu điểm là giúp giảm triệu chứng nhanh nhưng hiệu quả thường không duy trì lâu dài, không thể làm tan được viên sỏi. Hơn nữa việc dùng lâu dài có thể gây tác dụng phụ như: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, kích ứng dạ dày, đau bụng, ợ hơi, ợ chua… Bởi vậy, thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và trong trường hợp cấp thiết cần xử lý triệu chứng ngay.
Thuốc điều trị nguyên nhân
Đó là các loại thuốc giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. Lựa chọn loại thuốc nào thì phụ thuộc vào loại sỏi muốn phòng ngừa, cụ thể:
Loại sỏi |
Thuốc điều trị |
Sỏi canxi |
– Kali citrat: Được sử dụng để tăng nồng độ citrat và pH nước tiểu – Thuốc lợi tiểu: Giúp đào thải nước tiểu có chứa tinh thể tạo sỏi và muối dư thừa ra khỏi cơ thể. |
Sỏi acid uric |
– Alloopurii.nol được sử dụng để giảm nồng độ acid uric trong cơ thể. – Kali citrat giúp tăng nồng độ citrat – chất ngăn tinh thể tạo sỏi kết dính. |
Sỏi Struvite (sỏi amoni magie phosphat) |
– Tình trạng nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây sỏi struvite, do đó cần sử dụng kháng sinh trong thời gian dài (1- 6 tuần) để tiêu diệt vi khuẩn, tránh hình thành sỏi. |
Sỏi Cystin |
– Là typ sỏi hiếm gặp và khó điều trị. – Một số thuốc làm giảm nồng độ cystine như tiopronin, penicillamine,… kết hợp cùng kali citrate ngăn chặn tinh thể cystine kết dính tạo sỏi. |
Thảo dược đông y trong điều trị sỏi tiết niệu
Mục tiêu trong điều trị sỏi tiết niệu là bào mòn được sỏi nhằm thông đường tiểu, giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Với những sỏi tiết niệu nhỏ thì chủ yếu dùng thuốc nhưng đôi khi lại tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, trong khi viên sỏi quá lớn mà phải phẫu thuật thì cũng khó tránh khỏi biến chứng nguy hiểm, đồng thời sỏi vẫn có thể tái phát nhiều lần.
Bởi vậy, người bệnh luôn mong muốn tìm được cho mình giải pháp thực sự phù hợp, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao trong điều trị dù thời gian có thể phải kéo dài. Và những thảo dược như Râu mèo, Xa tiền tử, Kim tiền thảo, Bán biên liên, Râu ngô, Hoàng bá, Nhọ nồi lại càng được quý trọng hơn khi nhiều bằng chứng hiện đại tại các quốc gia lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc đã làm sáng tỏ nhiều lợi ích vượt trội với bệnh sỏi tiết niệu.
Kết hợp 7 thảo dược này vừa giúp lợi tiểu thông niệu, tăng cường bài mòn theo cơ chế tự nhiên. Ngoài ra, khả năng kiềm hóa nước tiểu, chống viêm, kháng khuẩn của những thành phần này sẽ ngăn ngừa sỏi ngay từ những yếu tố hình thành và phòng ngừa viêm đường tiết niệu do sỏi. Sự ra đời của dòng sản phẩm hội tụ đủ những thảo dược này như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye sẽ góp phần mang lại hiệu ứng tích cực giúp mọi người bệnh khắc phục kịp thời những tổn hại do sỏi tiết niệu gây ra.
Sản phầm thảo dược cho người bị sỏi đường tiết niệu
Với 100% nguồn gốc thảo dược tự nhiên và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP – HS (Good manufacturing practice health supplement – Thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng). Stonebye chính là giải pháp hỗ trợ bài trừ sỏi nhanh và hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích chuyên biệt với người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Đánh giá về viên uống này, PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn, Nguyên Phó Giám đốc, Nguyên chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 khẳng định đây là một sản phẩm an toàn khi sử dụng. Bạn lắng nghe phân tích của chuyên gia trong video dưới đây:
Hiệu quả của Stonebye qua đánh giá của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn
Stonebye cũng chính là giải pháp cứu cánh giúp cho hàng ngàn người bệnh tránh được nguy cơ phải mỗ/phẫu thuật đồng thời giúp bào mòn, hòa tan sỏi, ngăn ngừa các biến chứng như thận ứ nước, viêm tiết niệu, suy thận,… Cùng theo dõi những chia sẻ của họ qua bài viết: Bí quyết giúp xua tan nỗi lo sỏi thận, sỏi tiết niệu hiệu quả ngay tại nhà
Các phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu
Những trường hợp cần phẫu thuật
– Không đáp ứng với điều trị nội khoa và thay đổi lối sống.
– Kích thước sỏi lớn, không thể tự đào thải qua nước tiểu.
– Viên sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu gây ứ nước, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
– Sỏi gây tổn thương thận, chảy máu đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận.
Các loại phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu
Tán sỏi ngoài cơ thể
Đây là phẫu thuật được áp dụng nhiều nhất hiện nay, có thể hiệu quả với sỏi có kích thước dưới 15mm. Bác sĩ sẽ dùng siêu âm (sóng âm tần số cao) để tạo ra những rung động mạnh để xác định vị trí và phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ hơn để dễ đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Thời gian thực hiện khoảng 45 – 60 phút. Sau khi tán sỏi bắt buộc phải dùng thuốc để đẩy sỏi ra ngoài.
Hiệu quả tan sỏi trung bình là 55 – 81%, nhiều trường hợp phải tán sỏi 2 – 3 lần gây bất tiện, tốn kém cho người bệnh về kinh phí, thời gian và sức khoẻ. Phương pháp này không hiệu quả với trường hợp sỏi san hô quá cứng và tỷ lệ sót sỏi cao, mảnh sỏi không đi hết sẽ còn tồn lại, tích tụ canxi thành viên sỏi to và khó di chuyển.
Tán sỏi bằng sóng xung kích là phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu phổ biến nhất
Tán sỏi nội soi ngược dòng
Thường dùng khi sỏi mắc kẹt trong niệu quản, kích thước sỏi dưới 20mm. Một ống thông nhỏ được luồn qua niệu đạo đến vị trí sỏi, sau đó dùng dụng cụ hoặc tia laser phá vỡ sỏi và đưa ra ngoài hoặc để sỏi tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Sau đó người bệnh được đặt 1 ống đỡ nhỏ vào niệu quản để giúp mảnh sỏi vỡ dễ di chuyển, làm giảm tổn thương đường tiết niệu.
Phương pháp tán được sỏi với nhiều kích thước và độ cứng khác nhau, thời gian phẫu thuật khoảng 30 – 45 phút và nghỉ ngơi tại bệnh viện khoảng 2 ngày. Không áp dụng với người bị hẹp niệu quản, niệu đạo, đang trong đợt viêm, nhiễm khuẩn tiết niệu.
Tán sỏi qua da bằng sóng laser
Được chỉ định khi sỏi quá lớn (kích thước > 20mm) không thể thực hiện tán sỏi bằng sóng xung kích. Bác sĩ rạch một vết nhỏ ở lưng, một kính viễn vọng và dụng cụ được đưa qua vết rạch đến vị trí sỏi và cắt bỏ, phá vỡ chúng và đưa ra ngoài. Người bệnh cần được nằm viện 1 – 2 ngày. Với những sỏi quá lớn và phức tạp có thể phải tiến hành nội soi tán sỏi qua da lần 2.
Không áp dụng với các trường hợp có nguy cơ chảy máu, rối loạn đông máu, hẹp niệu quản, niệu đạo, đang nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc có những bất thường về mạch máu trong thận.
Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi
Chỉ có 1% trường hợp sỏi tiết niệu (khi sỏi quá lớn hoặc có vấn đề về giải phẫu) được chỉ định phẫu thuật này. Vết rạch được mở ở lưng, bác sĩ tiếp cận trực tiếp với niệu quản, thận và loại bỏ sỏi. Thời gian tiến hành và thời gian hồi phục của phẫu thuật này đều dài hơn nhiều so với các phẫu thuật khác.
Rủi ro khi thực hiện phẫu thuật
Mặc dù đa phần các phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu hiện nay đều ít xâm lấn nhưng vẫn ít nhiều gây đau đớn. Một số phẫu thuật người bệnh cần được gây mê, gây tê và dùng thuốc giảm đau. Ngoài ra, có khoảng 5 – 9 % có thể gặp phải một số rủi ro sau đây:
– Tổn thương niệu quản, chảy máu thận, đường tiết niệu.
– Gây bầm tím ở lưng bụng và cảm giác khó chịu, đau buốt kéo dài nhiều ngày sau phẫu thuật.
– Rối loạn chức năng tiết niệu: tiểu són, tiểu không tự chủ,…
– Nhiễm trùng đường tiết niệu, nghiêm trọng nhất có thể gây nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng.
– Sót vụn sỏi không được đào thải hết ra ngoài. Đấy chính là yếu tố nguyên nhân khiến tỷ lệ tái phát cao sau mổ/ tán sỏi. Những vụn sỏi còn sót lại sẽ tích tụ thêm nhiều khoáng chất trong nước tiểu, tăng kích thước thành viên lớn.
Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ biến chứng, đòi hỏi quá trình phẫu thuật phải được thực hiện đúng tại các cơ sở uy tín, sau phẫu thuật người bệnh cần có chế độ chăm sóc phù hợp. Phẫu thuật thường chỉ áp dụng khi cấp bách, còn hầu hết trong mọi trường hợp, mọi người đều mong muốn áp dụng một phương pháp điều trị đơn giản hơn, giúp bài trừ sỏi an toàn mà không gây đau đớn, phù hợp với những người có thể trạng yếu, không có điều kiện kinh tế để mổ.
Để hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như nguy cơ của các kỹ thuật mổ, tán sỏi điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, bạn lắng nghe phân tích của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn trong video dưới đây:
Phẫu thuật sỏi tiết niệu qua đánh giá của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn
Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp nào sẽ là lựa chọn của chính bạn nhưng điều quan trọng là cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin, nhận tham vấn từ các chuyên gia và luôn kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh để nhanh chóng trục xuất sỏi ra khỏi cơ thể.
Ds. Trần Huyền