Để bảo vệ đường hô hấp, nhiều người đã kiêng ăn lạnh - ăn cay nhưng vẫn bị viêm họng. Họ thắc mắc không biết nguyên nhân viêm họng là do đâu? Lúc này, có lẽ chúng ta nên xem chế độ ăn uống của gia đình mình xem có mặn quá không. Các khảo sát về vấn đề này cho thấy, khoảng 25% số người bị viêm họng mạn tính là do hay ăn mặn.
Thói quen ăn mặn của người Việt
Tại Hội thảo báo chí về Truyền thông vận động giảm muối trong khẩu phần ăn do Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia cho biết: Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê).
Thói quen ăn mặn của người Việt
Dù ăn nhiều muối song khi được hỏi, chỉ có 16% người dân thừa nhận bản thân ăn mặn, trong khi thực tế hơn 90% người dân ăn quá 5g muối/ngày, 20% thường xuyên ăn các món có nhiều muối như dưa, cà muối, mì ăn liền, lạc rang muối, hạt điều mặn,...).
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cung cấp thêm, nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh cũng cho thấy, 73% gia đình dùng mì ăn liền, 37% sử dụng thức ăn đóng hộp, 31% có ăn xúc xích... Trong khi đó, một gói mì ăn liền trung bình có 4,2g muối; tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm. Ăn quá nhiều muối không chỉ là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy thận, loãng xương mà còn gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh viêm họng.
Tại sao thói quen ăn mặn là nguyên nhân viêm họng?
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến viêm họng thường là do thời tiết lạnh, khô, môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn, virus… Nhưng ăn mặn gây viêm họng thì có lẽ vẫn là thông tin mới lạ với nhiều người.
Thói quen ăn mặn là nguyên nhân viêm họng
Trên thực tế, thói quen ăn mặn sẽ làm giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi nảy nở trong khoang miệng và lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, ăn mặn có thể sẽ làm giảm sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp, nhân cơ hội này các loại vi trùng sẽ xâm nhập dễ dàng và gây viêm họng.
Súc miệng nước muối quá mặn cũng gây viêm họng!
Không chỉ trong ăn uống mà người dân còn lạm dụng muối để súc miệng hàng ngày. Dùng nước muối súc miệng là một trong những cách giúp phòng ngừa và chữa viêm họng hiệu quả. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng khi người dân sử dụng nước muối đúng cách.
Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương nặng vùng niêm mạc họng do tự pha nước muối quá mặn. Nhiều người khi bị viêm họng còn ngậm luôn cả hạt muối. Nhưng theo các chuyên gia, đây là sai lầm bởi độ mặn trực tiếp của muối sẽ càng làm tổn thương niêm mạc, khiến bệnh lâu khỏi. Điều đó trở thành yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển, có thể gây nên các bệnh khác.
Ngậm muối hạt làm tổn thương niêm mạc họng
Phương pháp phòng bệnh viêm họng hiệu quả
Muối rất cần thiết trong cuộc sống nhưng nếu ăn uống quá mặn thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, khi nấu nướng, chúng ta nên giảm lượng muối, ăn nhiều thức ăn tươi. Ngoài ra, không nên ăn những thức ăn cay, hạn chế những thức ăn rang muối vì chúng vừa mặn lại khô, rất dễ gây viêm họng.
Khi bị viêm họng, nên ăn nhiều thức ăn giàu chất vitamin B như gan động vật, các loại sữa, đỗ. Các thức ăn này có lợi cho việc làm lành vết thương, đồng thời giúp tiêu viêm niêm mạc đường hô hấp. Ăn nhiều những thức ăn có chất keo như móng giò, bì lợn, gân, cá, hải sản... cũng có lợi cho việc làm lành vùng viêm.
Nếu muốn dùng nước muối súc miệng, rửa mũi, hãy dùng nước muối sinh lý pha theo tỷ lệ chuẩn (9/1.000). Nếu tự pha để dùng, nước muối chỉ nên có độ mặn hơn nước canh thường dùng. Một lít nước có thể pha 2 muỗng cà phê muối.
Phương pháp xông hơi cũng có hiệu quả điều trị viêm họng. Bạn cho một chút dầu xanh vào tô nước đun sôi, xông để sát trùng vùng họng.