5 cách giảm mỡ máu không dùng thuốc khiến bạn phải bất ngờ vì hiệu quả!

Cập nhật lúc 11:08 / 14.10.2019

Mỡ máu tăng cao là thủ phạm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Nhiều người mong muốn tìm được cách giảm mỡ máu không dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng khó lường do các phương pháp tây y gây ra. Nếu bạn đang mong muốn tìm cách cải thiện chỉ số mỡ máu, hãy tham khảo các bí quyết sau đây!

5 cách giảm mỡ máu không dùng thuốc hiệu quả

Mỡ máu tăng cao sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, nhiều người có xu hướng áp dụng các phương pháp dân gian trong việc hỗ trợ điều trị mỡ máu cao an toàn, hiệu quả.

Trứng gà

Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà có tác dụng làm giảm được mỡ máu. Các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng trứng gà như một loại thuốc để chữa bệnh xơ vữa động mạch trong vài năm gần đây. Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng giúp ngăn chặn cholesterol không tăng lên trong máu. Cholesterol có lợi (HDL-C) lại có nhiều trong lòng đỏ trứng.

Đậu nành

Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn nên uống 1 - 2 cốc sữa đậu nành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ,... Bởi chất flavonoid có nhiều trong đậu nành giúp làm hạ cholesterol máu, giảm LDL-C - một cholesterol “xấu” có hại.

Đậu nành giúp giảm mỡ máu

Đậu nành giúp giảm mỡ máu 

Rau diếp cá

Rau diếp cá là thực phẩm có nhiều xenlulo hạ mỡ trong máu. Xenlulo là chất tạo cảm giác no bụng, giảm bớt hấp thu thức ăn vào cơ thể và loại bỏ cặn bã trong ruột ra bên ngoài, do đó, nó khử mỡ, hạ đường, phòng ngừa chứng u ở ruột. Thường xuyên ăn rau diếp cá có thể dự phòng cao huyết áp, mỡ cao trong máu.

Bí đao

Nghiên cứu chỉ ra rằng, bí đao không chứa chất béo, hàm lượng natri nhỏ, có tác dụng lợi tiểu thấp. Trong bí đao còn chứa chất axit malonic có thể hạ mỡ trong máu và khử mỡ thừa trong cơ thể.

 Bí đao không chứa hàm lượng chất béo

Bí đao không chứa hàm lượng chất béo

Lạc

Lạc được coi là nguồn dự trữ dồi dào sterol thực vật, đây là một loại hợp chất tồn tại phổ biến ở trong các loại thực phẩm có vỏ cứng như: Quả óc chó, vừng, hạnh nhân,... giúp khống chế cơ thể hấp thụ cholesterol, giảm thấp mức cholesterol trong máu. Ngoài ra, chất choline, lecithin có trong lạc làm cho cholesterol của cơ thể phân giải thành chất khác bài tiết ra ngoài.

Lưu ý về chế độ sinh hoạt cho người máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống hợp lý góp phần đưa nồng độ mỡ trong máu trở về chỉ số bình thường. Do đó, người có chỉ số cholesterol máu cao cần chú ý:

- Tránh acid béo có trong các loại bánh ngọt, sản phẩm mì ăn liền hoặc thức ăn công nghiệp chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói,...).

- Nên ăn nhiều cá thay vì ăn thịt, ít nhất 3 lần trong một tuần; nên bổ sung đầy đủ chất xơ.

- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa, thịt chó, thịt ngan, thịt cừu). Các loại thịt trắng như: Thịt lợn, thịt gà, thịt ếch, nhái,… cũng là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nên cắt bỏ mỡ và da, nhất là da của các loại gia cầm.

- Nên lựa chọn các loại quả: Bạn nên tăng cường ăn ổi, táo, dưa hấu và bổ sung rau, uống đủ lượng nước cần thiết (1,5 - 2 lít mỗi ngày, bao gồm cả nước trong canh, rau, thực phẩm, trái cây).

- Tăng cường ăn các loại hạt (lạc, vừng, đỗ xanh) hoặc giá đỗ. Tỏi ta, hành tây hoặc cần tây là các loại gia vị giúp hạ cholesterol máu bởi chúng chứa nhiều hoạt chất quan trọng.

Ngoài ra, muốn làm giảm lượng cholesterol trong máu hiệu quả, người bệnh cần tăng cường hoạt động cơ thể (tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, tập nhảy dây, lắc vòng, đi xe đạp chậm, sinh hoạt điều độ), đặc biệt đối với người béo phì, thừa cân.

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12247285