Trẻ biếng ăn hay nôn trớ là nỗi ám ảnh với mọi cha mẹ có con nhỏ. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc mà còn là “thủ phạm” dẫn tới hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ như suy dinh dưỡng, thấp còi, suy nhược cơ thể, hay ốm vặt, chậm phát triển trí tuệ,... Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ là gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
“Tiết lộ” 5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ ai làm cha mẹ đều phải nhớ!
Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ có rất nhiều, nhưng phổ biến nhất vẫn là do 5 lý do sau:
Bệnh lý đường ruột
Trẻ bỗng dưng có biểu hiện biếng ăn, hay nôn trớ nhiều lần trong ngày là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về đường ruột như loạn khuẩn đường ruột, viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng,…. Các triệu chứng có thể thoáng qua hoặc rầm rộ và thường kèm theo với một số triệu chứng như sốt, phát ban, dịch nôn bất thường, bé la khóc, đau quặn bụng.
Rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cấp và mạn tính thường có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, sờ bụng cứng, ít đi đại tiện, đánh hơi nhiều, không muốn bú, biếng ăn, hay nôn trớ. Ngoài ra bé có thể có những biểu hiện khó chịu khác như quấy khóc, đặc biệt vào buổi tối bé hay trằn trọc, vặn mình, ngủ không ngon giấc,...
Khi gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, bé dễ bị đầy hơi, trong dạ dày chứa nhiều không khí, luôn có cảm giác căng, tức đầy bụng, không muốn ăn và nếu cứ ép trẻ ăn sẽ dẫn đến tình trạng nôn trớ.
Viêm đường hô hấp, ho có đờm
Trẻ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, ho có đờm cũng là một trong số các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ nhiều lần trong ngày. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dị ứng khi thay đổi thời tiết do hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn yếu, hàng rào bảo vệ cũng chưa thực sự đảm nhận tốt vai trò của mình nên trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây ra các triệu chứng như: Ho khan, ho có đờm, chảy nước mũi,… lâu ngày sẽ dẫn đến viêm họng, viêm mũi, tiểu phế quản, viêm phổi,… Kèm theo các biểu hiện thở khò khè, có tiếng ran rít, nguyên nhân là do đờm gây tắc đường dẫn khí, cản trở quá trình lưu thông khí, khi nuốt cũng khó khăn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ chưa biết cách để đẩy đờm ra ngoài, nên đờm có thể vẫn còn vướng ở họng, khiến bé có cảm giác khó chịu, dễ bị kích ứng, tạo cảm giác buồn nôn để đẩy đờm ra ngoài. Khi bé ho, không khí cũng rất dễ theo vào, làm mở cơ dưới của thực quản khiến thức ăn dễ bị đẩy lên và ra ngoài.
Táo bón
Trong thời gian bị táo bón, trẻ cũng thường có biểu hiện biếng ăn hay nôn trớ có thể do không đi đại tiện được nên bụng bé luôn có cảm giác căng tức khó chịu, không muốn ăn, buồn nôn và nôn khi ăn.
Ăn quá no
Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ nhưng lại không được nhiều cha mẹ biết đến. Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh là 30-35ml, trẻ 3 tháng là 100ml, trẻ 1 tuổi là 250-300ml. Như vậy, dạ dày của bé còn nhỏ và chưa hoàn thiện cho nên nếu cha mẹ không để ý cho con ăn nhiều vượt quá sức chứa cho phép, các bé sẽ nôn ngay ra, thậm chí nôn hết tất cả những gì vừa mới ăn. Đối với các bé đang ăn dặm, cha mẹ luôn có tâm lý sợ con ăn ít, sẽ không tăng cân và ép trẻ ăn bằng hết những gì mình đã chuẩn bị. Nhưng cha mẹ có biết rằng, tâm trạng của trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, hay nôn trớ.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn hay nôn trớ là gì?
Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ như thế nào?
Khi trẻ biếng ăn hay nôn trớ, cha mẹ cần tìm cách để chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt, tránh để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ. Dưới đây là một vài cách mà các bạn có thể áp dụng để giải quyết vấn đề biếng ăn hay nôn trớ ở trẻ một cách hiệu quả:
- Với trẻ đang còn bú mẹ: Các mẹ nên bế bé khoảng 15 phút đến nửa tiếng sau khi cho bú. Tuyệt đối không đặt trẻ nằm ngay sau khi bú. Không cho trẻ vừa ăn vừa cười nói tránh nuốt phải không khí gây đầy bụng và nôn trớ.
- Với những trẻ bắt đầu ăn dặm: Đây là thời điểm vô cùng quan trọng bởi khoảng thời gian này, trẻ tiếp xúc với nhiều loại thức ăn mới, nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Bởi vậy, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một chút, dần dần mới cho ăn nhiều. Tốt nhất các bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ ăn, nếu thấy có biểu hiện bất thường thì cần ngưng sử dụng loại thực phẩm đó cho trẻ.
- Với những trẻ mắc bệnh lý đường ruột: Cần xác định chính xác nguyên nhân do viêm dạ dày, viêm ruột hay do bệnh lý nào khác, từ đó mới có biện pháp khắc phục hiệu quả. Còn với những trường hợp do loạn khuẩn đường ruột, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các chế phẩm men vi sinh giúp cung cấp lợi khuẩn từ đó cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột hiệu quả, nhanh chóng!
- Với những trường hợp trẻ biếng ăn hay nôn trớ do rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần tránh cho ăn những loại thực phẩm khiến bé khó tiêu. Nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ăn thức ăn đặc hơn và chia thành nhiều bữa nhỏ. Bên cạnh đó, mẹ nên massage toàn thân cho bé hàng ngày, đặc biệt là phần bụng, để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ do các bệnh lý về đường hô hấp trên, ho có đờm, cha mẹ cần giải quyết triệt để các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Với các trường hợp trẻ buộc phải sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý đó, cha mẹ cần phối hợp với chế phẩm men vi sinh để ngăn ngừa tình trạng loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp trên, biếng ăn, nôn trớ ở trẻ nhanh và hiệu quả hơn.
- Bổ sung chất xơ giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn, không còn cảm giác đầy bụng, khó tiêu trẻ sẽ ăn ngon và không còn cảm giác buồn nôn, nôn trớ nữa.
- Không nên cho trẻ ăn quá no.
- Không nên quát mắng, ép trẻ ăn quá nhiều. Hãy để trẻ có cảm giác thoải mái khi ăn, không được cố ép khi bé không muốn ăn nữa. Cố ép chỉ càng làm tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ trầm trọng hơn mà thôi.
- Cho trẻ uống bổ sung men tiêu hóa hỗ trợ ăn ngon sẽ giúp tiêu hoá tốt hơn, khiến trẻ nhanh đói, cảm giác ngon miệng hơn. Từ đó bé sẽ giảm tình trạng biếng ăn và nôn trớ.
Không nên quát mắng, ép trẻ ăn quá nhiều