“Cách làm giảm đau sỏi thận ngay tại nhà” là từ khóa nhận được rất nhiều lượt tìm kiếm trên internet trong thời gian vừa qua. Nhiều người mô tả cơn đau do sỏi thận vô cùng dữ dội, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy khi bị đau sỏi thận phải làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết này! Đừng bỏ lỡ!
Tại sao sỏi thận lại gây đau?
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ hòa tan trong nước tiểu nhưng vì một lý do nào đó đã kết tinh. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, chúng gây khó chịu, mệt mỏi cho người mắc. Sỏi thận thường di chuyển và cọ xát trong đường tiểu đến niệu đạo, niệu quản, gây ra tình trạng tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu ra mủ. Ngoài ra, khi sỏi trong thận quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tắc đường tiểu, khiến thận bị ứ nước. Các đài thận bị tích nước sẽ tạo áp lực tác động lên những dây thần kinh ở thận và vỏ thận, gây ra cơn đau vô cùng dữ dội.
Sỏi thận thường gây ra các cơn đau
Sỏi thận gây đau là do sỏi cọ xát vào niêm mạc thận, đường tiết niệu hoặc do sỏi kẹt lại tại niệu quản làm tắc nghẽn đường tiểu, cản trở lưu thông của nước tiểu. Lúc này, nước tiểu bị đọng lại khiến áp lực trong thận tăng cao, gây đau thận. Ngoài ra, những tổn thương do sỏi gây ra trong đường tiết niệu có thể làm nhiễm khuẩn tại nhiều vị trí như: Viêm thận, viêm bể thận, viêm bàng quang,… khiến tình trạng đau càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, việc nhận biết và xử lý sớm những viên sỏi này để tránh biến chứng là cần thiết.
Bị sỏi thận thì đau ở đâu?
Sỏi thận thường tiến triển âm thầm, tùy từng giai đoạn, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng điển hình nhất vẫn là các cơn đau. Khi sỏi xuất hiện trong thận, đường tiết niệu sẽ dẫn đến tình trạng co thắt, bóp chặt, làm tắc đường tiết niệu. Đường dẫn nước tiểu bị tắc, nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, áp lực lên vùng bể thận tăng cao, dẫn đến những cơn đau quặn thận. Các cơn đau có những đặc điểm sau:
Sỏi thận đau ở đâu?
- Đau sỏi thận thường khởi phát sau một hoạt động gắng sức, vận động mạnh hoặc đi xe đường dài.
- Cơn đau thường xuất hiện ở một hoặc cả hai bên hố thắt lưng, vùng hạ sườn, sau đó lan dần xuống bụng dưới, háng, đùi và khu vực sinh dục ngoài.
- Cơn đau quặn thận cấp tính kéo dài từ 20 phút đến hàng giờ, đau dữ dội đến vã mồ hôi và lúc này, việc đổi tư thế không thể giúp giảm đau.
- Một số ít trường hợp sỏi nằm ở bể thận thường chỉ gây đau âm ỉ, kéo dài.
- Ngoài biểu hiện đau, sỏi thận có thể kèm theo những triệu chứng như: Rối loạn tiểu tiện (tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, nước tiểu có màu sắc bất thường như màu nâu nhạt, màu hồng, nước tiểu mùi hôi khó chịu), buồn nôn, sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi…
5 bí quyết giảm đau sỏi thận tại nhà cực đơn giản
Để giảm các cơn đau do sỏi thận gây ra, người bệnh cần thực hiện một số lưu ý sau:
Uống nhiều nước
Nước là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện, phòng ngừa và làm dịu bớt những cơn đau do sỏi thận. Người bệnh nên duy trì uống khoảng 8 – 12 ly nước (tương đương 2,5 lít) mỗi ngày, chú ý quan sát màu sắc nước tiểu để đảm bảo uống đủ lượng nước theo yêu cầu. Khi bị đau do sỏi thận, hãy thử uống một ly nước ấm ngay lúc đó. Đây là cách làm giảm đau sỏi thận đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.
Uống 1 ly nước ép cần tây
Nước ép cần tây là cách làm giảm đau do sỏi thận rất hiệu quả. Hoạt chất trong cần tây có tác dụng giảm co thắt cơ trơn các mô xung quanh thận nên giúp giảm đau. Nếu bạn đang chống chịu những cơn đau do sỏi thận, hãy thử 1 ly nước ép cần tây và nằm nghỉ ngơi thư giãn ngay sau đó.
Bạn có thể sử dụng nước ép cần tây để giảm đau do sỏi thận
Chườm nóng
Đây là giải pháp tạm thời giúp bạn nhanh chóng có được cảm giác dễ chịu hơn. Khi bị đau do sỏi thận, bạn có thể chườm nóng hay đắp khăn ấm lên vùng bị đau trong khoảng 15 - 20 phút và nằm nghỉ ngơi. Nhiệt độ sẽ giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, giảm các kích thích thần kinh nên có thể giảm đau do sỏi thận. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng, tránh dùng nhiệt quá cao sẽ gây bỏng. Bên cạnh đó, bạn có thể lót tấm nệm nóng và tắm nước ấm mỗi ngày để giảm đau.
Massage
Cách làm giảm đau sỏi thận này nên thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên gia để mang lại hiệu quả tốt nhất. Massage giúp cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ thể nên có thể giảm đau một cách an toàn và về lâu dài sẽ hỗ trợ giảm tần suất đau cũng như loại trừ sỏi thận.
Nghỉ ngơi và thư giãn
Hoạt động quá sức sẽ gây nên nhiều áp lực tới thận, khiến các triệu chứng tồi tệ hơn. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận nên vận động nhẹ nhàng, tránh lao động gắng sức. Người bệnh cũng hạn chế nằm nghiêng vì nó khiến các cơn đau nặng hơn.