Người mắc bệnh vảy nến toàn thân kiêng ăn gì để điều trị bệnh hiệu quả?

Cập nhật lúc 12:04 / 18.06.2020

Theo các chuyên gia y tế, chế độ ăn uống hàng ngày có tác động lớn đến bệnh vảy nến. Vậy người bị vảy nến toàn thân kiêng ăn gì để tránh cho tình trạng bệnh trở nặng? Có giải pháp nào giúp ngăn chặn vảy nến tái phát không? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho các vấn đề trên!

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, liên quan tới yếu tố miễn dịch, đặc trưng bởi tình trạng da tấy đỏ thành mảng, có vảy trắng xếp chồng phía trên, bong tróc thường xuyên. Có rất nhiều yếu tố gây vảy nến, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn.

Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus,... bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của cả cơ thể. Điều này làm cho hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến chúng trở nên bất thường. Thay vì được sinh ra, chết đi sau 28 – 30 ngày rồi rơi ra ngoài cơ thể thì khi bị vảy nến, các tế bào da lại chết đi chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng chết đi liên tục và được nâng lên bề mặt da, không thể rơi ra ngoài nên tích tụ, dẫn đến các tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy và đôi khi nứt, gây chảy máu.

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Khoảng 33 - 50% trường hợp bị vảy nến sống trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.

- Thời tiết lạnh, khô.

- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Những người nhiễm HIV có nhiều nguy cơ mắc vảy nến hơn người khỏe mạnh. Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn cũng tiềm ẩn nguy cơ cao bị vảy nến.

 Bị viêm họng do liên cầu khuẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến

Bị viêm họng do liên cầu khuẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến

- Uống nhiều rượu, bia.

- Tổn thương da.

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống sốt rét, hạ huyết áp, điều trị rối loạn nhịp tim,...

- Hút thuốc lá.

Để điều trị vảy nến, bên cạnh sử dụng thuốc, vệ sinh da sạch sẽ, việc tránh các tác nhân kích hoạt bệnh bùng phát như xà phòng, thực hiện chế độ ăn khoa học và hạn chế một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng.

>>> XEM THÊM: Ảnh hưởng của tế bào trong da đến vảy nến như thế nào?

Người bị vảy nến toàn thân kiêng ăn gì?

Vậy người bệnh vảy nến toàn thân kiêng ăn gì thì tốt? Dưới đây sẽ là một số lời khuyên:

Thực phẩm chiên rán

Người mắc vảy nến nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu, mỡ vì có chứa hàm lượng chất béo cao. Bạn cũng cần bỏ hết các loại đồ ăn nhanh như KFC, pizza,... vì chất béo chiên đi nướng lại nhiều lần sẽ bị biến chất, khiến bệnh dễ tái phát hơn.

   Thực phẩm chiên rán không tốt cho người bị vảy nến

Thực phẩm chiên rán không tốt cho người bị vảy nến

Đồ ngọt

Khi bị vảy nến, người mắc cần hạn chế dùng thực phẩm ngọt như: Bánh, kẹo, mật ong, nước ngọt có ga, nước ép trái cây vị ngọt,… Những loại thực phẩm này dễ gây áp lực cho cơ thể, làm các triệu chứng bệnh diễn biến nặng nề hơn.

Thịt đỏ

Người bị vảy nến nên tránh ăn thịt đỏ, bởi thực phẩm này chứa nhiều arachidon có thể làm tăng tình trạng viêm của các tế bào máu. Điều này khiến cho bệnh trầm trọng hơn.

Các sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm này có chứa chất béo gây viêm tự nhiên. Vì vậy, bạn cần hạn chế dùng sữa, sữa chua, phô mai, kem,... trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa có nhiều chất dinh dưỡng tốt. Do đó, nếu muốn sử dụng, bạn chỉ nên dùng với một lượng rất ít nhằm xem phản ứng của cơ thể. Nếu không xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa tại vùng da bị vảy nến thì bạn có thể tiếp tục sử dụng. Ngược lại, cần loại bỏ thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.

   Bị vảy nến nên tránh xa các sản phẩm từ sữa

Bị vảy nến nên tránh xa các sản phẩm từ sữa

Rượu, bia và các chất kích thích

Rượu, bia và các chất kích thích được xem là những chất độc hại đối với cơ thể, khiến cho chức năng hoạt động của gan bị giảm sút, gây kích ứng, kích thích giải phóng histamine, làm gia tăng tổn thương da.

Các loại thực phẩm kể trên đều có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng vảy nến toàn thân trở nên nặng nề. Do đó, hạn chế tiêu thụ là điều cần thiết. Hiện nay, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị thông thường, nhiều người còn sử dụng thêm viên uống có nguồn gốc từ thiên nhiên để ngăn chặn tình trạng bệnh.

>>> XEM THÊM: Hết vảy nến bằng sản phẩm thảo dược

Hỗ trợ điều trị vảy nến nhờ Kim Miễn Khang

Hiện nay, tại Việt Nam, vảy nến là vấn đề về da phổ biến nhất gặp ở những bệnh nhân đến khám tại các trung tâm da liễu. Bệnh gây mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, thường xuyên tái phát nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Từ xa xưa, để điều trị vảy nến, các thầy thuốc thường sử dụng những vị thuốc đông y và cho hiệu quả tích cực. Ngày nay, dưới sự nghiên cứu không ngừng của các nhà khoa học cùng công nghệ hiện đại, Kim Miễn Khang ra đời như một giải pháp hỗ trợ điều trị vảy nến toàn thân. Thực tế, rất nhiều người đã sử dụng và cho thấy hiệu quả tích cực. Tại sao lại như vậy? Đó là do sản phẩm được tạo thành từ những thảo dược quý có tác dụng cụ thể như sau:

Sói rừng

Vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm, giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, cây sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn, tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả.

   Sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Cao nhàu

Nhàu (Morinda citrifolia) là vị thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo GS.TS Đào Văn Phan và GS.TS Trần Ngọc Ân, nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn như vảy nến,...

Cao bạch thược

Bạch thược (Paeonia albiflora Pall.) có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát, tiêu viêm. Các nghiên cứu Dược lý cho thấy, bạch thược có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, giảm ngứa cho da, do đó cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến hiệu quả.

Cao hoàng bá

Hoàng bá (Phellodendron amurense) chứa các chất hóa thực vật như berberin có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; Jatrorrhizine giúp chống đột biến; Phellodendrin đem lại khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn như vảy nến.

Cao thổ phục linh

Thổ phục linh (Smilax glabra) có tác dụng tiêu độc, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp,... Nó giúp giải độc cơ thể, thường được dùng để điều trị các tình trạng viêm, đặc biệt trong bệnh vảy nến.

Chiết xuất nhũ hương         

Chiết xuất nhũ hương (Boswellia serrata) có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chống viêm, ngứa, dị ứng hiệu quả. Một nghiên cứu vào tháng 4/2010 tại khoa Da liễu trường Đại học Brescia, Ý cho thấy rằng, acid boswellic trong nhũ hương giúp tái tạo da rất tốt, ngăn ngừa các triệu chứng tổn thương da tái phát, từ đó cải thiện tổn thương trên da do bệnh vảy nến.

   Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vảy nến

Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vảy nến

Với thành phần từ thảo dược, Kim Miễn Khang được đánh giá cao và nhiều người dùng tin tưởng về độ an toàn, không gây tác dụng phụ, kể cả khi sử dụng trong thời gian dài cũng như không tương tác với các thuốc điều trị khác.

Ngoài Kim Miễn Khang, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kết hợp kem bôi thảo dược Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Do vậy, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da rất tốt.

Thắc mắc vảy nến toàn thân không nên ăn gì đã có lời giải đáp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y điều trị thông thường, đừng quên sử dụng bộ đôi “trong uống- ngoài bôi” Kim Miễn Khang và Explaq để thấy những hiệu quả tốt nhất nhé!

Để biết thêm thông tin về bệnh vảy nến toàn thân và sản phẩm Kim Miễn Khang, vui lòng gọi hotline (Zalo/viber)  0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006107 để được tư vấn.

*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Hạ Vy

Nguyễn Hải Vân

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12204421