Vậy phải làm như thế nào mới là đúng nhỉ?
Cảnh báo với những mẹo dân gian
Đầu tiên phải biết phân loại bỏng
Vết bỏng thường gây ra do nhiều tác nhân nhưng nguyên nhân chung là do da bị tiếp xúc với những thứ có nhiệt độ cao như dầu mỡ, nước đang sôi, lửa cháy, bô xe máy nóng... Tùy vào nhiệt độ và điều kiện tiếp nhiệt mà các vết bỏng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Thường người ta sẽ chia vết bỏng ra làm 3 cấp độ:
- Vết bỏng độ 1 là vết bỏng ít nghiêm trọng nhất và các ấy hoàn toàn có thể tự xử lí ở nhà mà không cần đến sự giúp đỡ của các bác sĩ. Chỗ da bỏng loại này có màu đỏ và đau rát nhưng da vẫn tương đối nguyên vẹn, không có bọng nước rộp lên.
- Vết bỏng độ 2 tất nhiên là vết bỏng nghiêm trọng hơn rồi! Nơi da bị bỏng sẽ có màu đỏ và rát ơi là rát. Đồng thời, những vết phồng rộp đáng ghét ngang nhiên nổi lên trên da ấy và có nước bên trong Tùy vào vị trí bị bỏng mà ấy có thể cẩn thận chăm sóc cho vết bỏng ở mức độ này với một chút thuốc men thích hợp và có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ nếu có dấu hiệu báo động đỏ.
Pí po pí po - Sơ cứu bước đầu khi ấy bị bỏng.
Hai vết bỏng cấp độ 1 và 2 là các tình huống teens rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nó không phải vết bỏng quá nghiêm trọng nhưng nếu ấy không biết xử lí đúng cách sẽ rất dễ gây nhiễm trùng, thậm chí để lại những vết sẹo thâm xấu xí đấy các ấy ạ!
- Việc đầu tiên ấy cần làm ngay sau khi bị bỏng đó là lập tức làm mát vùng da bằng cách đặt vết bỏng dưới vòi nước lạnh hoặc dội nhiều lần nước sạch lên trong vài phút.
- Nếu có sẵn trong nhà thì các ấy hãy nhanh chóng phủ lên vết bỏng thuốc mỡ đặc trị phỏng để làm dịu và giúp cho vết bỏng sẽ mau lành về sau.
- Băng vết bỏng lại bằng gạc y tế sạch
Trong trường hợp vết bỏng lớn và ở các vị trí nghiêm trọng thì ấy hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn cách điều trị khoa học và chính xác nhất nhé!
Theo PLXH