Cầu nối sức khoẻ trên truyền hình: Kiểm soát bệnh vẩy nến

Cập nhật lúc 18:11 / 14.09.2012

 

Mắc vẩy nến là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân, tuy nhiên, có ít người hiểu rõ căn nguyên và cách kiểm soát bệnh… Để giải đáp những thắc mắc của khán giả, chương trình Sức khỏe cho mọi người chuyên đề “Tìm hiểu bệnh vẩy nến” đã được thực hiện với sự tư vấn của PGS.TS Phạm Văn Hiển – Nguyên chủ tịch Hội da liễu Việt Nam.

Hình ảnh chương trình

 

   Mở đầu chương trình, ông Nguyễn Bá Sự - một bệnh nhân mắc vẩy nến hơn 2 năm chia sẻ: Ban đầu, ông thấy xuất hiện nhiều gàu và có vẩy trên da đầu. Ông đã dùng dầu gội, thuốc bôi nhưng bệnh không thuyên giảm mà còn tiếp tục lan xuống cánh tay, bả vai, hai chân,... Bệnh tiến triển theo từng đợt, khiến ông bị căng da, cảm giác khó chịu, đau đớn, sức khỏe suy giảm,.

              PGS.TS Phạm Văn Hiển cho biết: Vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da thông thường, không lây lan, không gây tử vong ngay nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân thường có biểu hiện đỏ da và bong vẩy trắng bạc như sáp nến, sâu dưới vẩy có lớp màu hồng, gây ngứa, tổn thương da... Bệnh được chia làm nhiều thể lâm sàng khác nhau. Nếu phân loại theo kích thước, độ lan rộng của thương tổn thì có vẩy nến thể giọt, vẩy nến thể mảng, vẩy nến thể đỏ da toàn thân,... Còn phân loại theo vị trí mắc thương tổn thì có các thể: vẩy nến da đầu, vẩy nến thể móng, vẩy nến khớp, vẩy nến nếp gấp,...

 Việc điều trị vẩy nến thường chú trọng làm lành tổn thương da, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ nặng và diện tích thương tổn mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm vẩy nến. Các thuốc thường dùng là axit salicylic, thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate, cyclosporine,...) nhưng có thể gây tác dụng phụ. Quang hóa liệu pháp được áp dụng cho bệnh nhân mắc vẩy nến thể nặng (thể đỏ da toàn thân) nhưng có nguy cơ dẫn đến ung thư da.

 Trước những khó khăn trong điều trị, hiện nay, xu hướng dùng các sản phẩm thiên nhiên, không gây tác dụng phụ đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Sản phẩm có thành phần chính là sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, thổ phục linh,... có tác dụng phục hồi, điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị vẩy nến và ngăn ngừa tái phát. Nhiều bệnh nhân đã kiểm soát được vẩy nến cũng như thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh nhờ sử dụng Kim Miễn Khang.

 

Chia sẻ tại chương trình, chị Nguyễn Thị Hà – một bệnh nhân bị vẩy nến đã sử dụng Kim Miễn Khang hiệu quả trong quá trình điều trị cho biết: Trước kia, chị chỉ bị một số nốt nhỏ ở bàn tay, nhưng sau đó lan lên đầu và khắp người. Chị đã đi khám ở bệnh viện và được kết luận mắc vẩy nến. Tuy nhiên, sau 5-6 tháng dùng thuốc do bác sĩ chỉ định kết hợp với uống Kim Miễn Khang hàng ngày, bệnh của chị đã thuyên giảm và không còn tái phát, hết khó chịu, mệt mỏi.

 Qua chương trình, PGS.TS Phạm Văn Hiển cũng lưu ý: bệnh nhân vẩy nến cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. Bên cạnh duy trì uống Kim Miễn Khang, người bệnh nên áp dụng các biện pháp bảo vệ da, thoa kem làm ẩm sau khi tắm, ăn thực phẩm giàu omega-3 và rau quả chứa nhiều beta-caroten, cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi.

 

 

 

Uy tín của Kim Miễn Khang đã được khẳng định

1. Hội thảo về phương pháp điều trị lupus ban đỏ, vẩy nến giới thiệu sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang tại bệnh viện Bạch Mai tháng 6/2009 với sự tham dự của PGS.TS Phạm Văn Hiển – Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Nhược Kim - Trưởng khoa YHCT Đại học Y Hà Nội và đông đảo giáo sư, bác sĩ ở nhiều bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội.

2. Nghiên cứu về hiệu quả của Kim Miễn Khang đối với bệnh lupus ban đỏ, vẩy nến đang được tiến hành tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và được rất nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

 

 

 Mỹ Hà

(Theo Tạp chí truyền hình tháng 7/2012)

 

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12424857