Y học Trung Hoa có ghi chép rằng “Hương hoa di nhân”, tức là hương hoa có tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này chỉ có tác dụng đối với một số người mà thôi.
Chuyên gia y học Vương Hữu Giang ở Hiệp hội công nghiệp thực phẩm Trung Hoa đã đưa ra khuyến cáo rằng: “Một số loài hoa quá thơm sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai”.
Lý giải cho điều này, chuyên gia Vương Hữu Giang cho biết, hương hoa quá thơm, quá nồng sẽ gây ra những kích thích thần kinh ở phụ nữ mang thai khiến họ cảm thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt.
Điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn. Nghiêm trọng hơn, hương hoa còn là thủ phạm gây động thai, thậm chí sảy thai.Chúng ta biết rằng, trong phấn hoa thường chứa một số thành phần hóa học, nếu những thành phần này rơi vào da bà bầu hoặc bà bầu hít phải thì rất dễ bị dị ứng.
Hương hoa càng nồng thì mức độ dị ứng càng nghiêm trọng. Đối với những bà bầu bị dị ứng da hoặc viêm đường hô hấp mãn tính thì hương hoa nồng chính là “ác mộng”.
Để đảm bảo sức khỏe, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với những loại hoa thơm ngào ngạt như hoa nhài, hoa trúc đào, hoa ly, hoa sữa,…
Với những loại hoa có cơ chế thải carbon dioxide và hấp thu ôxy vào ban đêm càng dễ khiến lượng ôxy trong phòng bị tiêu hao, không có lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tốt nhất không nên đặt những loại hoa này tại phòng ngủ. Thậm chí, chị em mang thai cũng cần tránh tiếp xúc với các hoa có hương thơm hắc nồng ở bên ngoài.
Ngoài ra, chuyên gia Vương Hữu Giang cũng đưa ra lời khuyên các sản phụ nên trồng thêm cây lô hội và cây xương rồng trong nhà. Những loài cây này có mùi nhẹ nhàng, thanh khiết và đặc biệt là có cơ chế sản xinh oxy vào ban đêm giúp lưu thông không khí trong phòng. Hơn nữa, cây lô hội còn giúp thanh lọc các chất độc trong phòng như formaldehyde.
Theo: TTVN