Khám 12 dây thần kinh sọ não
I. THẦN KINH KHƯỚU GIÁC (Dây 1).
1. Giải phẫu chức năng.
Các sợi thần kinh khướu giác từ niêm mạc mũi qua sàng xương bướm, tạo thành hành khướu giác, rồi dưới hình dáng một giải khướu giác đi vào mặt dưới của não. Thần kinh khướu giác chi phối khướu giác ở niêm mạc mũi 2. Cách khám.
Dùng một hai chai chứa loại dầu có mùi thơm như dầu bạc hà chẳng hạn, để người bệnh ngửi. Tránh dùng các chất kích thích như Amoniac, dấm kích thích dây tam thoa (dây V). rối loạn về ngửi có thể thuộc 3 loại: - Mất hẳn cảm giác ngửi (anosmie). - Giảm cảm giác ngửi (hysosmie) - Lẫn mùi (parosmie)
Rối loạn về ngửi có thể do nguyên nhân địa phương viêm mạn tính niêm mạc mũi, thịt thừa, (polypes nasaux), v.v... vì thế, trước khi kết luận rối loạn ngửi do thần kinh khướu giác tổn thương, cần loại trừ các nguyên do về mũi họng. Mất hẳn cảm giác ngửi có thể do chèn ép thần kinh khướu giác bởi khối u của phần dưới thuỳ trán hoặc u ở rãnh khướu giác hoặc các sợi thần kinh khướu giác bị đứt do bị chấn thương sọ não. II. THẦN KINH THỊ GIÁC (Dây 2).
ảnh minh họa
1. Giải phẫu chức năng.
Các sợi thị giác đi từ võng mạc vào chèo thị giác, ở đây các sợi của nửa trong mỗi bên bắt chéo đường giữa, các sợi nửa ngoài đi thẳng. Dải thị tạo thành bởi các sợi của nửa ngoài cùng bên và của nửa trong bên kia. Mỗi dải thị đều đi vào củ não sinh tư trước và thể gối ngoài. Một số sợi tạo thành tia thị giác Gratio et đi từ thể gối ngoài qua phần dưới của bao trong đi lên vỏ não và tạo thành trung tâm thị giác ở vỏ não. Nửa trái của thị trường nằm trên nằm trên bán cầu đại não phải, nửa phải nằm trên bán cầu đại não trái. 2. Cách khám.
2.1. Khám thị lực.
Bảo người bệnh nhìn các ngón tay ở khoảng cách khác nhau để đánh giá sơ bộ về thị lực. Muốn chính xác, phải dùng một bảng in các mẫu chữ có kích thước khác nhau. Để bảng đó cách xa người bệnh 5 m và chỉ từng loại chữ cho người bệnh đọc, qua đó có thể đánh giá xem thị lực tốt hay xấu và còn khoảng bao nhiêu phần 10. 2.2. Khám thị trường:
Nghiên cứu sơ bộ thị trường có thể dùng phương pháp sau đây: thầy thuốc ngồi đối diện cách ngườibệnh 1m. nếu muốn kiểm tra mắt phải, bảo người bệnh nhắm mắt trái ( hoặc che mắt trái bằng một tấm bìa). Thầy thuốc cũng phải bịt mắt phải và bảo người bệnh nhìn thẵng vào mắt trái mình, mắt trái thầy thuốc cũng phải nhìn vào mắt phải người bệnh. Sau đó dùng ngón tay trái xê dịch dần về phía bên trái cho tới khi không nhìn thấy nữa. Trong lúc xê dịch như thế, cần luôn luôn hỏi người bệnh xem có nhìn thấy nữa không và so sánh với thị trường của thầy thuốc để đánh giá xem người bệnh có bị thu hẹp không? Làm như vậy về mọi phía có thể biết toàn bộ thị trường người bệnh. Muốn thật chính xác phải dùng dụng cụ đo thị trường (champimètre). Rối loạn thị trường có thể gặp mấy loại như sau - Thu hẹp mọi phía của thị trường (rétrésissement concentrique du champvisuet): thường gặp trong teo thần kinh thị giác. Ám điểm trung tâm: không nhìn thấy được giữa thị trường. - Bán manh: có thể gặp trong các bán manh sau đây: + Bán manh khác bên: trong đó có loại bán manh thái dương bên này và phía mũi bên kia. + Bán manh cùng bên: nghĩa là không nhìn được ở phía thái dương bên này và phía mũi bên kia. Hiện tượng bán manh là do tổn thương ở chéo thị giác; thường do u đè vào chéo thị giác gây nên. 2.3. Khám đáy mắt:
Phải có máy riêng để soi đáy mắt. Soi đáy mắt sẽ giúp ta xem: tình trạng động mạch và tĩnh mạch võng mạc, tình trạng gai mắt hoàng điểm… III. DÂY VẬN NHỠN CHUNG (Dây III).
Dây III đi từ cuống não cùng bên là dây vận nhỡn chung, chi phối các cơ mắt trừ cơ thẳng ngoài và cơ chéo lớn, chi phối mống mắt, cơ nâng mi trên. 2. Cách khám
Khi liệt dây III, có thể thấy: - Sụp mi, do liệt cơ nâng mi trên
- Mắt chỉ có thể đưa ra ngoài và đưa nhẹ xuống thấp. - Mắt lác ngoài (cơ thẳng ngoài do dây VI chi phối sẽ kéo mắt ra ngoài). - Đồng tử giãn rộng và liệt. - Mất khả năng điều tiết.
3. Nguyên nhân:
Dây III từ cuống não qua mặt ngoài của xoang hang, qua khe ổ mắt đi vào ổ mắt. Khi có viêm màng não (ổ viêm nhỏ), nhũn não hoặc chảy máu ở cuống não, chấn thương nền sọ, tắc tĩnh mạch của xoang hang có thể gây liệt dây vận nhỡn chung. IV. DÂY CẢM ĐỘNG (Dây 4).
1. Giải phẫu và chức năng:
Dây cảm động đi từ cuống não bên đối diện ngay sát dưới nhân dây 3. dây 4 chi phối cơ kéo lớn ( đưa mắt nhìn xuống dưới và ra ngoài). 2. Cách khám.
Bảo người bệnh nhìn ngón tay thầy thuốc, đưa đầu ngón tay xuống thấp, mắt không đưa xuống thấp được. 3. Nguyên nhân.
Dây IV nằm gần sát dây III nên nguyên nhân gây tổn thương dây III cũng gây tổn thương dây IV. V. DÂY VẬN NHỠN NGOÀI.
Dây vận nhỡn ngoài nằm giữa giới hạn cầu và hành não cùng bên. Dây VI chi phối dây thẵng ngoài (đưa mắt ra ngoài). 2. Cách khám:
Khi liệt dây VI người bệnh không thể đưa mắt ra ngoài. Người bệnh nhìn đôi khi nhìn ra ngoài. 3. Nguyên nhân:
Dây VI có thể bị liệt 1 hoặc 2 bên trong tăng áp lực sọ não. Những nguyên nhân gây liệt dây III, dây IV cũng có thể gây liệt dây VI. 3.1. Một số phương pháp thăm khám đặc biệt dây III, IV, VI.
3.1.1.Giật nhãn cầu (nystagmus).
Là hiện tượng rung nhãn cầu vô ý thức và không tự chủ. Có khi nhìn ngoài đã thấy (giật nhãn cầu tự phát), có khi giật nhãn cầu chỉ xảy ra khi người bệnh nhìn cố định vào một vật hoặc đưa mắt sang ngang. Có thể gặp loại giật nhãn cầu ngang, dọc hoặc vòng tròn. Giật nhãn cầu có thể gặp trong các bệnh sau đây: - Do tổn thương tiền đình ngoại biên, ví dụ sau viêm tai. - Do tổn thương trung ương. - Giật nhãn cầu đứng do tổn thương cuống não - Giật nhãn cầu ngang do tổn thương cầu não. - Giật nhãn cầu vòng tròn (rotetoire) do tổn thương hành tuỷ. 3.1.2. Cách khám đồng tử
- Khám kích thước của đồng tử: so sánh đồng tử hai bên: + Đồng tử giãn to: có thể do liệt co thắt đồng tử hoặc co thắt cơ giãn đồng tử, gặp trong nhiểm độc atropin và các dẫn xuất của nó, rược, cocain. Đồng tử giãn một bên thường do chèn ép dây III. + Đồng tử thu hẹp: có thể do cơ thắt hoặc do liệt cơ giãn đồng tử. Có thể gặp đồng tử thu hẹp trong tổn thương cầu não tuỷ hoặc thần kinh giao cảm cổ, trong bệnh tabet hoặc do ngộ độc pilocacbin, nha phiến và các dẫn xuất của phiến. 3.1.3. Khám hình dạng đồng tử:
Xem đồng tử có thể bị méo mó không? Đồng tử không đều, méo mó hoặc bên to bên nhỏ thường do viêm mống mắt, dính mống mắt và thuỷ tinh thể. Ở người bệnh thần kinh, phải nghĩ đến nguyên nhân liệt toàn thể. 3.1.4. Khám vận động của đồng tử:
- Xem phãn xạ với ánh sáng: nên nghiên cứu từng mắt riêng biệt. Người bệnh đứng trước cửa sổ, nhắm hai mắt trong vòng một phút, rồi mở một mắt của người bệnh xem đồng tử có thu lại do ánh sáng bên ngoài chiếu vào không? - Xem phản xạ đìêu tiết: đồng tử sẽ co lại khi phải điều tiết để nhìn một vật từ xa lại. Bảo người bệnh nhìn ngón tay để từ xa lại gần, sẽ thấy đồng tử thu hẹp lại 3.1.5. Rối loạn về đồng tử:
- Dấu hiệu Argyll Roberson: mất phản xạ với ánh sáng nhưng còn phản xạ điều tiết. Do tổn thương ở củ não sinh tư, thường gặp trong tabet, liệt toàn thể. - Hội chứng Claude Bernard – Horner: liệt dây giao cảm cổ sẽ gây ra những rối loạn sau đây: + Đồng tử co: do liệt cơ giãn đồng tử chi phối bởi dây giao cảm cổ + Hẹp khe mí mắt: mí mắt sụp do liệt phần trơn của cơ nâng mi + Mắt lõm (Enoptalmie): do liệt cơ ổ mắt + đôi khi có hiện tượng giãn mạch và không tiết mồ hôi sau khi tiêm pilocacpin vào da cổ. VI. DÂY THẦN KINH SINH BA (Dây V).
1. Giải phẫu và chức năng.
Dây thần kinh sinh ba chi phối cảm giác ở mặt và vận động cơ nhai. Rễ cảm giác đi từ hạch Galxe giữa mặt bên của cầu não. Các sợi cảm giác về sờ mó và vận động (kinesthésie) tận cùng trong một nhân lớn ở cầu não, gần thềm não thất 4, nằm ngoài nhân vận động. Các sợi cảm giác về nhiệt và đau tận cùng trong rễ lên kéo dài tới C2 Nhánh vận động đi từ một hạch nằm ngoài nhân cảm giác và các tế bào xung quanh cống Sylvius, đi dưới hạch Gatxe và nối với nhánh hàm dưới. Hạch Gatxe cho ra ba nhánh: - Nhánh mắt: đi vào ổ mắt bởi lỗ sàng (Trou sphénoidal) chi phối cảm giác màng tiếp hợp (trừ mi dưới) tuyến lệ, da của phần giữa mũi, niêm mạc phần trước hốc mũi, da mi trên, trán và da đầu cho tới đỉnh đầu. Nhánh này cũng bao gồm các sợi giao cảm nhỏ làm giãn đồng tử và các sợi cảm giác của màng cứng - Nhánh hàm trên: chi phối cảm giác ở má, vùng thái dương trước, mi dưới và niêm mạc mũi, phần trên hầu, khẩu cái và các tuyến hạnh nhân - Nhánh hàm dưới: chi phối phần dưới của mặt môi dưới, phần bên đầu, tai 2/3 trước lưỡi và răng dưới, tuyến nước bọt, các sợi vận động của nó chi phối ở thái dương, cơ nhai.
2. Cách khám:
- Khám vận động dây V: bảo người bệnh cắn chặt răng, rồi sơ cơ nhai, và cơ thái dương, bình thường các cơ đó hai bên đều rắn như nhau. Nếu bên nào liệt, cơ bên ấy nhão hơn bên kia, khi há mồm, hàm đưa sang bên liệt, do cơ bên lành đẩy hàm sang bên liệt. - Khám cảm giác dây V: + Về cảm giác da, thì khám như ở nơi khác + Khám vị giác của 2/3 trước lưỡi: bảo người bệnh thè lưỡi, để ít đường rồi sau để muối vào phần trước lưỡi, nói người bệnh ghi cảm giác nhận được ra giấy. + Khám phản xạ giác mạc: quệt một đầu bông mềm vào giác mạc sẽ làm người bệnh nhắm mắt. Tránh quyệt bông vào đồng tử, vì sẽ làm người bệnh nheo mắt lại 3. Nguyên nhân:
Nói chung tổn thương dây V có thể do các bệnh sau đây
- Bệnh hành tuỷ - Tổn thương nền sọ, nhất là do chấn thương. - Chèn ép một nhánh đi từ sọ ra. - Zôna, hay bị nhất là nhánh mắt - Viêm da dây thần kinh
VII. DÂY THẦN KINH MẮT. (Dây VII). Sẽ có một bài riêng.
VIII. DÂY THẦN KINH THÍNH GIÁC. (Dây VIII).
1. Giải phẫu và chức năng.
Dây thần kinh thính giác gồm hai nhóm sợi một nhóm chi phối ốc tai (phần nghe),nhóm kia chi phối tiền đình và ống bán khuyên (phần thăng bằng). - Các sợi nghe: đi từ hạch Corti, nằm trong lá xoắn của ốc tai (lamlspirale) rồi đi vào não, nằm ở ngoài thể thừng (corps restiforme) - Các sợi tiền đình: đi từ hạch tiền đình của Scarpa tận cùng của một nhân nằm ngoài thềm não thất 4. Nhân này có nhiều nhánh mà quan trọng nhất là hạt tiền đình bên của Deiter. - Các đường thính giác phụ: sau khi bắt chéo đường thính giác phụ tận cùng trong củ não sinh tư sau và trong thể gối giữa, một nhóm sợi khác đi qua bao trong đến vỏ não bên đối diện. 2. Cách khám
Trước khi khám nên chắc chắn rằng ống tai ngoài còn tối. Dùng một đồng hồ để phía sau người bệnh, đưa lại gần tai cho đến khi người bệnh nghe thấy tiếng tích tắc . rồi so sánh khoảng cách nghe được ấy với khoảng cách của người bình thường với cùng một đồng hồ. Phải khám ở cả hai bên tai Muốn thật chính xác, phải dùng một thính lực kế (audiomètre). 3. Nguyên nhân.
Liệt dây VIII có thể do chèn ép bởi khối u, viêm dây thần kinh do độc, viêm thận mạn, viêm màng não. IX. DÂY THẦN KINH LƯỠI CẦU. (Dây IX).
1. Giải phẫu và chức năng:
Dây IX đi từ một nhân của hành tuỷ, nằm sau trán hành. Dây lưỡi hầu chi phối cảm giác 1/3 sau của lưỡi và niêm mạc hầu, chi phối vận động cơ thắt trên hầu, cơ trên hầu và tiết của tuyến nước bọt. 2. Cách khám:
- Kiểm tra vị giác của 1/3 sau lưỡi. - Gây phản xạ hầu: bằng cách kích thích phần sau hầu 3. Nguyên nhân.
Thần kinh IX không bao giờ chĩ liệt một mình. Nguyên do gây liệt sẽ kể ở mục sau. X. DÂY THẦN KINH PHẾ VỊ (Dây X).
1. Giải phẫu và chức năng.
Nằm sát dây IX ở hành tuỷ. Dây IX là dây vận động vòm hầu, hầu và phần trên thực quản, thanh quản. Nhánh cảm giác chi phối đường khí đạo, tim và hạch giao cảm, chi phối một số tạng ở bụng.
2. Cách khám.
Khám hầu: hỏi xem người bệnh có bị sặc lỏng không? - Quan sát vòm họng bằng cách đè lưỡi người bệnh và bảo kêu “a,a”. bình thường màn hầu nâng lên cân đối hai bên. Nếu liệt một bên, bên đó không nâng lên được: ta có dấu hiệu kéo màn. Nếu liệt hai bên vòm hầu không cử động. - Nhánh thanh hầu trên chi phối thanh hầu và vận động cơ giáp nhãn. Liệt thần kinh quặt ngược một bên sẽ gây giọng nói đôi và đôi khi khó thở gắng sức. Liệt hai bên sẽ gây mất sức hoàn toàn, khó thở nặng gây tiếng rít.