Liệu pháp tâm lý gia đình trong điều trị tâm thần phân liệt

Cập nhật lúc 22:01 / 19.11.2012

Liệu pháp tâm lý gia đình trong điều trị tâm thần phân liệt

 Liệu pháp tâm lý gia đình nhằm mục đích động viên, khuyến khích và hướng dẫn người nhà bệnh nhân tham gia hỗ trợ điều trị và chăm sóc cùng các bác sĩ, điều dưỡng để giúp cho bệnh nhân phục hồi tốt chức năng tâm lý xã hội, tái hoà nhập với cộng đồng và làm giảm nguy cơ tái phát.

                                    ảnh minh họa

Để hỗ trợ điều trị và chăm sóc có hiệu quả cần phổ biến cho người nhà bệnh nhân nắm vững và thực hiện tốt các nội dung sau:

     1. Nắm được các biểu hiện của bệnh và cách giải quyết

-         Bệnh nhân có hoang tưởng

·        Lắng nghe, quan tâm và từ chối một cách dứt khoát

·        Không cần cố gắng giải thích cho bệnh nhân thấy sai

·        Loại bỏ các yếu tố có thể làm gia tăng hoang tưởng

-         Bệnh nhân có ảo giác

·        Không cần thảo luận về sự không có thật của ảo thanh

·        Cần nói rỏ đó chỉ là cảm nhận riêng của bệnh nhân mà thôi

·        Khuyên bệnh nhân: lờ đi, không lắng nghe, không làm theo, báo với bác sĩ, đôi khi phải chấp nhận

-         Bệnh nhân thỉnh thoảng nói những câu vô nghĩa

·        Đừng cố gắng lắng nghe và tìm hiểu nội dung

·        Không trêu chọc hay bắt chước

·        Động viên bệnh nhân tham gia các sinh hoạt khác

-         Bệnh nhân gặp khó khăn khi nói chuyện với người khác

·        Bảo bệnh nhân viết ra hoặc diễn đạt bằng các hình thức khác

·        Khi nói chuyện đôi khi bệnh nhân tỏ ra thờ ơ thì tốt nhất đừng bận tâm và cứ tiếp tục nói chuyện

-         Bệnh nhân không thể tuân theo những chỉ dẫn đơn giản

·        Chỉ dẫn cho bệnh nhân ở những nơi yên tỉnh để tránh xao lãng vì những kích thích khác

·        Nên thực hiện từng vấn đề một

-         Bệnh nhân không thể tập trung chú ý

               Trấn an bệnh nhân khả năng này sẽ có lại theo thời gian

-         Bệnh nhân thường quá bận tâm về những điều không quan trọng

               Nên bố trí cho bệnh nhân làm việc, sinh hoạt, tránh để nhàn rỗi

-         Bệnh nhân bồn chồn, đứng ngồi không yên

·        Giải thích, trấn an bệnh nhân

·        Làm giảm các sang chấn nếu có

·        Đừng ngăn cản mà nên đi cùng bệnh nhân

·        Báo bác sĩ để xử trí

-         Bệnh nhân có cảm xúc không ổn định, dễ thay đổi

·        Đừng biểu lộ những cảm xúc không tốt trước bệnh nhân

·        Đừng đặt bệnh nhân trước các tình huống quá kích thích

-         Bệnh nhân hung bạo

·        Nên giữ yên lặng, đừng tranh cải

·        Tạo không gian riêng tư và an toàn về tâm lý cho bệnh nhân

·        Tránh trêu chọc, thách thức, lăng mạ bệnh nhân

·        Không nên tiếp cận bệnh nhân quá gần

·        Khi có hành vi bạo lực xảy ra: đừng tỏ ra sợ sệt khi bệnh nhân doạ dẫm, giữ an toàn cho bệnh nhân, can thiệp một cách cứng rắn và kêu gọi trợ giúp nếu cần, báo cho bác sĩ biết để xử trí

-         Bệnh nhân thoái lui khỏi xã hội, sống tách biệt

·        Cần kiên trì động viên, khích lệ bệnh nhân sinh hoạt, lao động

·        Nên lập cho bệnh nhân kế hoạch lao động, sinh hoạt hàng ngày

-         Bệnh nhân trầm cảm

·        Gần gũi, động viên, nâng đỡ bệnh nhân

·        Theo dỏi, phát hiện ý tưởng tự sát

·        Nên giúp bệnh nhân so sánh tình trạng của mình hiện tại với trước đây, đừng so sánh với người bình thường khác

-         Bệnh nhân vô cảm, không chịu hoạt động

·        Tạo cho bệnh nhân những hoạt động mới, làm quen với những người mới

·        Nhắc nhở cho bệnh nhân biết trách nhiệm của họ đối với những hoạt động hàng ngày

·        Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động quan hệ xã hội

-         Bệnh nhân có tính do dự, hai chiều

·        Tránh quyết định giúp cho bệnh nhân trong tất cả mọi việc

·        Tôn trọng, khuyến khích khả năng tự quyết định của bệnh nhân

2. Thái độ của các thành viên trong gia đình như thế nào là phù hợp?

       Tôn trọng, thương yêu, chấp nhận để giúp bệnh nhân xây dựng lòng tự tin và niềm vui trong cuộc sống

3. Nói chuyện với bệnh nhân nên như thế nào?

     - Nói những câu ngắn, đơn giản, rỏ ràng bằng sự thông cảm

     - Cho phép bệnh nhân không trả lời hoặc suy nghĩ lâu trước khi trả lời

     - Hãy lắng nghe dù bệnh nhân nói những điều vô nghĩa

4. Nên tạo không khí gia đình như thế nào?

     - Các thành viên trong gia đình không nên tỏ ra mình là người hy sinh cho bệnh nhân

     - Đừng biểu lộ sự thương hại hay quá đòi hỏi ở bệnh nhân

     - Tranh thủ sự giúp đỡ của bà con và của cộng đồng

     - Tổ chức và tham gia các hoạt động thú vị khác để tránh quá bận tâm về bệnh nhân

5. Những gì nên động viên, khuyến khích bệnh nhân?

     - Tạo điều kiện cho bệnh nhân tham gia các hoạt động và đừng giận dữ khi bệnh nhân từ chối

     - Khuyến khích bệnh nhân ăn chung với gia đình, ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh

     - Nhắc nhở bệnh nhân chăm lo vệ sinh cơ thể, tự giặt giũ, lau phòng…

     - Khuyến khích bệnh nhân vận động, luyện tập thể dục thể thao

     - Khuyến khích bệnh nhân hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia

     - Khuyến khích bệnh nhân thực hiện theo một số quy định trong gia đình

     - Về vấn đề tình dục nên được thảo luận và giải quyết phù hợp, trao đổi cởi mở về vấn đề ngừa thai

6. Người thân của bệnh nhân cần được trợ giúp về những vấn đề gì?

     - Tìm hiểu về bệnh tâm thần phân liệt

     - Chia sẻ kinh nghiệm cùng các người thân của bệnh nhân khác

 

                                                                                                                                 BS Ngô Văn Lương

                                                                                                                   Khoa Tâm Thần Bệnh viện TW Huế

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12278052