Hỏi đáp 24h
  •  rnBac sĩ ơi,ngày 5/2/2013 con chich xong mũi thứ 5 của vacxin dại Verorab thì ngày 7/2 con lại bị chó cắn nên chich bổ sung,nhưng chich một mũi thì chủ nhà nói chó đã chich ngừa nên con không chich mũi thứ 2 nữa,và cho đến giờ con chó vẫn sống bình thường.Nhưng gần đây con đọc nhiều tài liệu về vacxin thì thấy là vacxin nếu tiêm quá liều thì sẽ làm cơ thể bị dung nạp miễn dịch đặc hiệu với vacxin đó,như trường hợp con tiêm bổ sung chỉ sau 2 ngày như vậy có quá liều và gây dung nạp miễn dịch không bác sĩ ?dung nạp miễn dịch do vacxin là dung nạp tạm thời hay mãi mãi ạ ?Nếu con bị vậy con phải làm sao ?rnViệc thứ 2 là nếu con chich vacxin dại nhiều lần trong 1 năm thì có bị vậy hay bị sao nữa không ạ ?Thời gian giữa những lần chich đó ngắn quá có bị sao không ?Việc thứ 3 là trong thời gian theo dõi con vật mà chủ nhà đem nó đi chich thì việc nó sống sau 15 ngày không thể khẳng định đuoc luc cắn con nó có bị dại hay không ạ? Còn nếu nó chich ngừa dại trước khi cắn con vài ngày thì sao,lỡ như luc nó cắn con là nó đã chich được vài ngày rồi nhung chưa phát bệnh và sau đó vacxin phát huy tac dụng trước khi nó phát bệnh thì việc theo dõi nó trong 15 ngày.

    Phạm Quốc Huy
    ( 21:51 / 23.02.2013 )

    Chào bạn.

    Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%).

    Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:
    - Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát. 
    - Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.
    - Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
    - Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
    Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
    - Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

    Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab).  
    Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. 
     Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.

    Về vấn đề bạn tiêm quá liều vacxin là không cần thiết, song sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu miễn dịch của bạn hoàn toàn tốt. Việc tiêm vacxin cần hỏi rõ BS chuyên môn, không tự ý tiêm khi chưa tham khảo ý kiến BS. Do vậy nếu bạn có vấn đề thắc mắc có thể đến viện Paster thành phố Hồ Chí Minh để được các BS ở đây giải thích cụ thể.

    Chúc bạn sức khỏe. 

Số lượng người truy cập

12252362