Hỏi đáp 24h
  • E bị moi chân từ đầu gối trở xuống và khớp gối có kêu cợp cợp 2 năm nay, lâu lâu nó còn đau ở mông rất khó chịu. E chụp MRI đầu gối chỉ bị viêm tràn dịch khớp nhưng trong giới hạn bình thường và siêu âm mạch máu bác sĩ nói là suy tĩnh mạch. e nghe nói bị suy tỉnh mạch chỉ đau mỏi về đêm và căn cứng bắp chân nhưng bắp chân của e cũng không bị sưng  E xin hỏi bác sĩ là e có phải bị suy tĩnh mạch không và cách điều trị.

    Nguyễn Thị Hằng
    ( 10:19 / 26.02.2013 )

    Chào bạn
    Bệnh suy tĩnh mạch thường gặp ở ngừoi hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.
    Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh có biểu hiện: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.
    Bệnh của bạn chỉ trong giai đoạn đầu nên chưa có biểu hiện rõ rệt chỉ mỏi chân và có thể các mạch máu sẽ nổi đậm hơn so với người bình thường.

    Việc điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, phẫu thuật và vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này.
    Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch. Một số thầy thuốc còn áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.
    Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy, khuyến cáo chung là nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao, đi lại vận động vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30 - 60 phút. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân như co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Nên tập thể dục để giảm cân như: bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh.

    Thân ái.

Số lượng người truy cập

12252261