Hỏi đáp 24h
  • Mẹ tôi năm nay 54 tuỗi, từ năm 1996, mẹ tôi mắc bệnh basedow và điều trị đến năm 2010 thì bệnh ổn, Bác sĩ cho ngưng không phải uống thuốc nữa, nhưng gần đây, mẹ tôi hay mệt bất thường, và có kèm theo hiện tượng tức ngực, đi bệnh viện đa khoa của tỉnh siêu âm màu tim, làm xét nghiệm máu và kết quả là hở van 3 lá 2/4 và tăng áp động mạch phổi nhẹ. Bác sĩ kết luận bị thiếu máu cơ tim-hở van tim-rối loạn lipid máu.Tình trạng của mẹ tôi có nguy hiểm không và có cần phải điều trị thuốc không? bệnh tình có thể chuyển nặng tới mức nào? hiện nay tôi đang rất hoang mang về tình trạng sức khỏe của mẹ tôi, mong nhận được câu trả lời từ bác sĩ. Tôi xin cảm ơn

    Dương Hồng Quân
    ( 21:59 / 09.03.2013 )

    Chào bạn !
    Hiện tại tôi rất hiểu tâm trạng của bạn. Những bệnh mẹ bạn đang mắc phải đều có những biến chứng nguy hiểm và liên kết với nhau. Tuy nhiên nếu mẹ bạn duy trì uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh.
    Bệnh hở van tim thường có triệu chứng mệt mỏi tuy nhiên tuỳ theo mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà dẫn tới các biểu hiện khác nhau như: khó thở, đau ngực, tím tái, choáng, suy tim,….. Về điều trị hở van tim ở thời kỳ bệnh còn nhẹ, người bệnh không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức, chỉ cần sinh hoạt điều độ, tránh lao động quá sức, ăn uống ít mặn, nếu thấy cần thiết thì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp hở van tim nặng đã có dấu hiệu suy tim, người bệnh phải theo một chế độ điều trị chặt chẽ hơn. Ngoài thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu do bác sĩ chỉ định, người bệnh cần ăn nhạt, tránh lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột... Bệnh thiếu máu cơ tim gây ra do tình trạng xơ vữa động mạch làm tắc hẹp dần các mạch máu nuôi tim dẫn đến giảm lượng máu mang oxy và dưỡng chất đến nuôi cơ tim. Biểu hiện của bệnh thường là cơn đau thắt vùng giữa ngực (hay ngực trái) khi gắng sức. Để khắc phục tình trạng bệnh mẹ bạn cần duy trì tập thể dục, giảm cân trong trường hợp béo phì, ăn uống ít đường và mỡ, điều trị tốt các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu..., đồng thời điều trị tốt bệnh mạch vành thì có thể làm chậm đáng kể tiến trình của bệnh và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

    Rối loạn mỡ trong máu còn được gọi là tăng mỡ trong máu. Khi có sự rối loạn mỡ trong máu, thường có sự gia tăng quá nhiều chất béo gây bệnh như chất béo gây ra xơ vữa động mạch. Các chất béo này, đặc biệt là LDL - Cholesterol sẽ đọng lại, gắn vào thành mạch máu và kéo theo là một chuỗi quá trình tiếp theo để tạo thành những vệt mỡ, những mảng vữa xơ mà hậu quả của nó là làm hẹp lòng mạch máu lại.  Về điều trị có rất nhiều thuốc điều trị hạ mỡ trong máu, chúng có cơ chế tác dụng, hiệu quả, cũng như tác dụng phụ khác nhau, do đó việc lựa chọn chính xác và phù hợp cần ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc người bị rối loạn Lipid máu, cần điều trị tăng huyết áp, điều trị đái tháo đường, giảm cân và tăng cường luyện tập thể dục, vận động, dưỡng sinh.

    Chúc 2 mẹ con sức khỏe

Số lượng người truy cập

12255990